Bảng cân đối kế toán là một trong 4 báo cáo quan trọng thuộc hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính. Nắm được cách đọc bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp sẽ đánh giá được sức khỏe tài chính, đo lường khả năng sinh lời từ việc sử dụng hiệu quả tài sản, xác định khả năng trả nợ. Đây còn là các chỉ số “mấu chốt” đối với các nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan.
Mục đích quan trọng của đọc bảng cân đối kế toán.
1. Mục đích đọc bảng cân đối kế toán
Đọc bảng cân đối kế toán sẽ giúp doanh nghiệp:
- Nắm được các số liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn hình thành tài sản, tình hình tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
- Đánh giá, nhận xét chung về tình hình tài chính doanh nghiệp, đây cũng là cơ sở đánh giá các chỉ tiêu tài chính kinh tế Nhà nước của doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc chấp hành, tuân thủ các chế độ tài chính, kinh tế của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên bảng cân đối kế toán.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính excel chi tiết nhất.
2. Những lưu ý quan trọng khi đọc bảng cân đối kế toán
Trước khi đọc bảng cân đối kế toán, bạn cần lưu ý 3 vấn đề dưới đây:
2.1. Nắm được thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Nắm được thông tin cơ bản của doanh nghiệp nhằm phân tích và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Người đọc báo cáo tài chính cần kết hợp các số liệu, chỉ tiêu từ báo cáo tài chính và Bảng cân đối kế toán.
Các thông tin cơ bản về doanh nghiệp bao gồm: Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, các đặc thù về hoạt động sản xuất, chiến lược và mục tiêu hoạt động.
2.2. Các kỹ thuật đọc bảng cân đối kế toán
Thông thường, có 2 kỹ thuật trong cách đọc bảng cân đối kế toán:
- Kỹ thuật phân tích theo chiều ngang:
+ Sử dụng để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán trong cùng kỳ.
+ Kỹ thuật này giúp xác định sự thay đổi của các chỉ tiêu để đánh giá tăng, giảm hoặc tính ổn định, xác định tỷ lệ thay đổi phần trăm so với thời điểm trước đó.
- Kỹ thuật phân tích theo chiều dọc: Áp dụng để tính toán và xác định tỷ lệ phần trăm hiển thị cơ cấu hoặc tỷ trọng của một mục tiêu/chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế taons so với tổng số hoặc chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở trên bảng cân đối kế toán.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2.3. Các bước đọc bảng cân đối kế toán
Các bước đọc bảng cân đối kế toán.
Để đọc bảng cân đối kế toán, bạn thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Đọc số liệu tổng quan, thông tin cơ bản để nắm được quy mô, cơ cấu, cách bố trí tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bước 2: Đọc số liệu chi tiết, các khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán để có nhận định rõ ràng hơn về cách thu xếp vốn và bố trí tài sản trong doanh nghiệp.
Bước 3: Phân tích, nhận định cơ bản đánh giá tình trạng doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán.
3. Các chỉ tiêu cần phân tích trong bảng cân đối kế toán
Tương ứng với phần tài sản và phần nguồn vốn, có các chỉ tiêu cần phân tích như sau:
3.1. Phần tài sản
Tài sản ngắn hạn:
- Tiền và các khoản tương đương tiền.
- Các khoản đầu tư hạn mức trong ngắn hạn.
- Một số khoản phải thu trong ngắn hạn.
- Hàng tồn kho.
- Tài sản ngắn hạn khác.
Tài sản dài hạn:
- Tài sản cố định.
Các khoản thu có mức dài hạn:
- Các khoản đầu tư chính có hạn mức dài hạn.
- Tài sản dài hạn khác.
>> Tham khảo: Kiểm toán báo cáo tài chính.
3.2. Phần nguồn vốn
Nợ trả ngắn hạn:
- Các khoản thanh toán trong ngắn hạn.
- Bên mua thanh toán trước.
- Các khoản nợ đi vay, nợ thuê tài chính với hạn mức ngắn hạn.
- Các khoản dự phòng cần thanh toán trong ngắn hạn.
Nợ trả dài hạn:
- Các khoản thanh toán dài hạn.
- Các khoản nợ đi vay, nợ cho thuê tài chính trong dài hạn.
- Các khoản dự phòng cần phải trả dài hạn.
4. Hướng dẫn đọc bảng cân đối kế toán
Hướng dẫn đọc bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán có kết cấu gồm phần tài sản và nguồn vốn nên khi đọc bạn cần lưu ý:
4.1. Tài sản
Phần tài sản trong bảng cân đối kế toán sẽ liệt kê các nguồn lực doanh nghiệp đang kiểm soát và có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
Mã số 270 - Tổng cộng tài sản: thể hiện tổng giá trị của tài sản thuần hiện có trong doanh nghiệp tính tại thời điểm báo cáo, bao gồm:
- Mã số 100: Tài sản ngắn hạn.
- Mã số 200: Tài sản dài hạn.
4.1.1. Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bao gồm toàn bộ các tài sản được luân chuyển trong thời gian ngắn, thường là dưới 1 năm hoặc trong khuôn khổ 1 chu kỳ kinh doanh, cụ thể:
- Mã số 130: Các khoản thu ngắn hạn (gồm tổng số tiền mà doanh nghiệp phải thu ở khách hàng, bên bán, thu nội bộ,...).
- Mã số 220: Tài sản cố định (toàn bộ các giá trị còn lại của các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp).
>> Tham khảo: Doanh nghiệp có thể xem báo cáo tài chính ở đâu?
4.1.2. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn (tài sản cố định) được trình bày trong bảng cân đối kế toán gồm 3 chỉ tiêu:
- Mã số 221 - Tài sản cố định hữu hình.
- Mã số 224 - Tài sản cố định thuê tài chính.
- Mã số 227 - Tài sản cố định vô hình.
Mã số 230 - Bất động sản đầu tư: thể hiện toàn bộ giá trị còn lại của bất động sản đầu tư tính tại thời điểm doanh nghiệp báo cáo.
Mã số 250 - Đầu tư tài chính ở hạn mức dài hạn: Thể hiện những khoản đầu tư tài chính ở hạn mức dài hạn gồm: Các công ty con, các công ty liên doanh, liên kết, một số đơn vị khác trên 12 tháng hoặc dài hơn 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
4.2. Phần nguồn vốn
Mã số 440 là tổng cộng nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành từ các tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu (gồm cả khoản nợ cần thanh toán và vốn chủ sở hữu).
4.3. Nợ cần thanh toán
Mã số 300 - Nợ cần thanh toán: Bao gồm tổng số nợ mà doanh nghiệp cần phải thanh toán tại thời điểm báo cáo:
- Mã số 310 - Nợ ngắn hạn.
- Mã số 330 - Nợ dài hạn.
>> Tham khảo: Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?
4.4. Vốn chủ sở hữu
Mã số 400 - Vốn của chủ sở hữu thẻ hiện tổng số vốn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư và trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm:
- Mã số 410: Vốn chủ sở hữu.
- Mã số 430: Nguồn kinh phí và quỹ khác.
Trên đây là Hướng dẫn cách đọc bảng cân đối kế toán mới nhất 2024. Đọc bảng cân đối kế toán là căn cứ để doanh nghiệp nắm được sức khỏe tài chính, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tình hình nợ phải trả,... nhằm có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để các nhà đầu tư xem xét để ra quyết định đầu tư.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.