Hợp đồng đặt cọc mua đất được sử dụng phổ biến trong giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa bên mua và bên bán nhà đất. Tuy nhiên, để tránh phát sinh tranh chấp khi ký kết hợp đồng, các bên cần nắm rõ quy định của pháp luật về loại hợp đồng đặt cọc này. Trong phạm vi bài viết này, Vinaland sẽ cung cấp tới bạn đọc mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất kèm theo hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng này.
1. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất
>>> Nhấn vào đây để tải xuống: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất mới nhất
2. Hướng dẫn viết chính xác hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Khi tiến hành mua nhà đất, người mua sẽ đặt cọc cho bên bán một khoản tiền và ghi đầy thông tin của 2 bên vào hợp đồng. Các thông cần điền vào hợp đồng đặt cọc mua bán đất bao gồm:
- Thông tin cá nhân
Các thông tin cá nhân của người đặt cọc và người nhận đặt cọc được điền trong hợp đồng bao gồm: họ và tên, năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ cư trú, số điện thoại. Tất cả những thông tin đề cần phải ghi đầy đủ, chính xác và kê khai trung thực.
- Đối tượng hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng là số tiền mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc để được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trên hợp đồng cần ghi đầy đủ và chính xác các thông tin của thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm diện tích, thửa đất số bao nhiêu, tờ bản đồ số bao nhiêu, nguồn gốc, thời hạn và mục đích sử dụng đất.
– Thông thường tiền sẽ là tài sản đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc mua bán đất.
- Giá và phương thức thanh toán
– Giá trị đặt cọc của mảnh đất bao nhiêu là do sự thỏa thuận giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
– Các bên có thể lựa chọn một trong hai phương thức thanh toán đó là thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua số tài khoản ngân hàng.
- Nộp thuế, phí, lệ phí
– Thuế thu nhập cá nhân do hai bên thỏa thuận.
– Tiền sử dụng đất (nếu có) do các bên tự thỏa thuận.
– Phí, lệ phí khác thông thường sẽ do bên chuyển nhượng chịu.
Xem thêm về dự án Cồn Khương Diamond
3. Hợp đồng đặt cọc mua đất có bắt buộc công chứng không?
Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
- a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy,, về mặt quy định pháp lý, pháp luật không yêu cầu hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực có thể do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Tuy nhiên, trong hợp đồng nên bổ sung thêm người làm chứng để nếu có phát sinh tranh chấp thì bạn sẽ có cơ sở khởi kiện.
4. Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất
Khi thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất, các bên tham gia hợp động cần đặc biệt chú ý các điều sau:
- Hiểu rõ ý nghĩa của hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Các giao dịch mua bán đất thường là những giao dịch có giá trị lớn nên việc xác lập hợp đồng đặt cọc là rất quan trọng và cần thiết. Đây là cơ sở pháp lý để khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng sẽ là bằng chứng để pháp luật giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
Trong hợp đồng đặt cọc mua bán đất có ghi rõ bên bán cam kết giữ lại phần đất (tài sản trên đất) để bán cho bên mua và bên mua cam kết sẽ mua đất này với các nội dung như trong hợp đồng đã ký kết. Bên nào vi phạm nghĩa vụ sẽ bị phạt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Nếu đến thời hạn ký kết hợp đồng mà bên bán không bán cho bên mua sẽ bị phạt bằng 100% giá trị tiền đã nhận cọc;
– Nếu bên mua không mua thì sẽ bị mất số tiền đã đặt cọc cho bên bán.
Vinaland sẽ lấy ví dụ để bạn đọc dễ hình dung: Ông A đặt cọc 100 triệu tiền đặt cọc để mua một mảnh đất của Ông B. Nếu đến thời hạn ký hợp đồng Ông B không muốn bán nữa thì Ông B phải trả cho Ông A 200 triệu (trong đó bao gồm 100 triệu tiền đặt cọc và 100 triệu tiền phạt cọc). Trong trường hợp đến thời hạn ký hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng mà ông A không muốn mua nữa thì sẽ mất 100 triệu tiền đặt cọc.
- Ghi rõ thời hạn kết thúc đặt cọc của hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng, các bên cần xác định rõ thời hạn kết thúc đặt cọc để tiến hành các thủ tục ký kết mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Bản hợp đồng cần quy định cụ thể về mốc thời gian cuối cùng mà các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản trên đất.
- Xác định đầy đủ các chủ thể sở hữu đất
Ở Việt Nam, việc đồng sở hữu tài sản khá phổ biến. Vậy nên, trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần phải xác định rõ chủ thể nhận đặt cọc phải là người có quyền hợp pháp với tài sản để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu hóa.
- Chuyển cọc ngay khi ký kết hợp đồng
Sau khi ký hợp đồng, người đặt cọc nên chuyển khoản khoản tiền cọc vào tài khoản của người nhận đặt cọc. Nếu không thì hai bên phải ký biên bản giao nhận tiền hoặc yêu cầu bên nhận cọc viết tay và ký tên vào cuối hợp đồng với nội dung “Tôi đã nhận đủ số tiền đặt cọc theo hợp đồng”.
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất rất cần thiết khi thực hiện chuyển nhượng đất giữa các bên. Vậy nên, mọi thông tin trong hợp đồng đều phải được kê khai chính xác để tránh những phát sinh không mong muốn sau này. Hi vọng từ những hướng dẫn về cách viết hợp đồng đặt cọc mua đất cũng như những lưu ý trong quá trình ký kết hợp đồng, Vinaland đã giúp cho quy trình đặt cọc mua bán đất của bạn trở nên dễ dàng và chuẩn chỉnh hơn.
Nếu còn thắc mắc nào liên quan tới hợp đồng đặt cọc mua đất, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay cho Vinaland bằng cách truy cập vào website: vinaland.co hoặc gọi đến hotline: 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 để được các nhân viên hỗ trợ giải đáp.