1. Giác quan của con người hình thành khi nào?
Giác quan (hệ giác quan) là một bộ phận thuộc hệ thần kinh đảm nhận vai trò chính là thu nhận thông tin để con người có thông tin nhận thức thế giới. Hiểu một cách đơn giản thì đó là hệ thống tế bào thần kinh cảm giác có khả năng phản hồi trước tác động của các sự việc, sự vật,... rồi kết nối với vùng tương ứng của não để não bộ giải mã tín hiệu từ các sự việc, sự vật,... đó.
Ngay từ khi chào đời các giác quan của trẻ đã bắt đầu hoạt động để kết nối với thế giới
Ngay từ giai đoạn bào thai các giác quan đã giúp thai nhi nhận biết tín hiệu với thế giới bên ngoài. Đây chính là lý do thai nhi có thể nghe được một bản nhạc nào đó, nghe được giọng nói của bố mẹ,...
Những tín hiệu này là dấu hiệu đầu tiên về sự kết nối của thai nhi với thế giới bên ngoài. Khi được sinh ra, trẻ đã có khả năng cảm nhận được vị ngọt của sữa mẹ, độ lạnh trong không khí,… Khả năng này là do các loại giác quan mang lại.
2. Sự thật con người có bao nhiêu giác quan?
2.1. Chính xác con người có mấy giác quan
Hầu hết chúng ta đều cho rằng con người có 5 giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Mỗi cơ quan cảm nhận sẽ liên quan đến mỗi giác quan và gửi thông tin đến não để não bộ hiểu và nhận thức được thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, sự thật không chỉ có vậy. Liệu con người có bao nhiêu giác quan mới đúng? Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi biết đến thông tin con người có đến 18 giác quan khác nhau. Ngoài 5 loại giác quan cơ bản nêu trên thì con người còn có nhiều giác quan khác.
2.2. 5 giác quan cơ bản của con người
2.2.1. Thị giác
Giác quan này có khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi đến mắt. Mắt gồm có 2 cơ quan trong đó: 1 cơ quan tiếp nhận ánh sáng, 1 cơ quan giải mã màu sắc để tạo nên các vật mà mắt nhìn thấy được.
1/4 nơron thần kinh của con người tập trung tại mắt để đón nhận hình ảnh của thế giới. Thông tin mà mắt thu nhận được sẽ truyền đến não để não phát ra tín hiệu hành động cho các bộ phận khác của cơ thể.
5 giác quan cơ bản của con người
2.2.2. Vị giác
Giác quan biểu trưng của vị giác là lưỡi. Vị đầu tiên mà lưỡi con người cảm nhận được chính là vị ngọt vì nó trùng với vị của sữa mà trẻ nhỏ được đón nhận ngay khi chào đời. Mỗi phần của lưỡi tương ứng với một loại vị. Ngoài vị ngọt chủ đạo, lưỡi còn cảm nhận được vị cay, đắng, chua, chát,...
Lưỡi có nhiệm vụ nếm và nuốt. Bề mặt lưỡi chứa các tế bào cảm thụ nên lưỡi có khả năng nếm và cảm nhận vị của thức ăn. Từ cảm nhận của mình, lưỡi truyền thông tin đến não, nhờ đó mà con người biết được mình vừa nếm được vị gì.
Tuy nhiên, vị giác lại dễ bị đánh lừa trước tác động của màu sắc hoặc mùi. Do tác động của một số yếu tố, lưỡi có thể bị mất vị giác tạm thời như: covid, cảm cúm,...
2.2.3. Xúc giác
Da là giác quan biểu trưng của xúc giác. Vì thế, con người có thể cảm nhận được nóng, lạnh,... Tuy nhiên, xúc giác không gồm bệnh về da hay áp lực chịu đau đớn ở da. Trong các phần của xúc giác thì một số phần như mặt, đầu ngón tay thường nhạy cảm hơn so với những vùng khác.
Bách khoa Stanford nhận định xúc giác là giác quan đầu tiên phát triển ở con người. Ngoài lớp da là đại diện cho xúc giác thì lưỡi, cổ họng và một số vị trí khác của cơ thể cũng có thể là nơi để xúc giác bắt và truyền tín hiệu.
2.2.4. Thính giác
Giác quan này giúp con người nghe thấy âm thanh. Thính giác có khả năng phát hiện được các rung động khi sóng âm thanh tác động vào màng nhĩ của tai. Nhờ có thính giác mà con người cảm nhận được sự sinh động của thế giới xung quanh và người giao tiếp gần gũi với nhau.
Các nhà khoa học cho rằng có tới 18 giác quan khác nhau
Thính giác có thể thu được mọi âm thanh trong ngưỡng 20 - 20.000 Hz. Có một số trường hợp thị giác không thể sử dụng được (bị khuất tầm nhìn, trong bóng đêm) thì thính giác sẽ giúp con người nắm bắt thông tin xung quanh. Đây cũng là lý do người khiếm thị phát triển thính giác hơn so với người bình thường.
Mỗi người có ngưỡng nghe khác nhau nên có một số người nghe được cả âm thanh hạ ở mức -5 dB. Tuy nhiên, nếu phải nghe âm thanh có cường độ khoảng 200 dB thì áp lực quá cao do âm thanh tạo ra có thể làm phổi và các mạch máu vỡ tung.
2.2.5. Khứu giác
Giác quan này chịu tác động từ các phản ứng hóa học. Ngoài nhận diện mùi hương khứu giác còn kết hợp được với vị giác để giúp cảm nhận vị cay nồng, vị ngọt béo,... có trong món ăn.
Khi tìm hiểu con người có bao nhiêu giác quan bạn sẽ thấy bất ngờ khi biết khứu giác có khả năng phân biệt tới 1000 tỷ mùi. Nhờ có khứu giác mà con người có thể nhận biết được sự khác nhau của cùng một mùi. Đây chính là lý do mà con người có thể nhận diện được mùi mang theo vị ngọt hay mặn, đồ ăn đã ôi thiu hay còn tươi,...
2.3. Một số giác quan khác
Như đã trả lời về vấn đề con người có bao nhiêu giác quan ở trên, ngoài 5 giác quan cơ bản thì còn nhiều giác quan khác nên con người có thể có tới 18 loại giác quan. Trong đó, có thể kể đến một số giác quan tiêu biểu khác như:
- Giác quan áp lực: hay nhầm lẫn với giác quan xúc giác. Tuy nhiên, cơ thể con người cảm nhận áp lực bằng giác quan khác chứ không phải xúc giác. Đây chính là lý do hầu hết nữ giới nhạy bén hơn so với nam giới trong cảm nhận áp lực của cuộc sống.
- Giác quan cơ thể: giúp con người biết được vị trí của mình dù đang nhắm mắt. Nhờ đó mà con người cảm nhận được vị trí của các bộ phận trên cơ thể hoặc chỉ cần cảm thấy ngứa là gãi được đúng vị trí mà không cần nhìn,... Nhiều người gọi đây là giác quan thứ 6
- Giác quan cân bằng: giúp cơ thể nhận ra bên trái, bên phải, khả năng di chuyển cân bằng,...
Trên đây là thông tin tham khảo về vấn đề con người có bao nhiêu giác quan. Hy vọng sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng của từng giác quan trong cơ thể để chăm sóc tốt nhất cho các giác quan của mình.