Cơ cấu tổ chức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp khi thực hiện các chiến lược kinh doanh. Các mô hình nếu được thực hiện thông qua sơ đồ sẽ giúp cho người có được một cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn. Trong bài viết sau đây TRÍ LUẬT sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin về khái niệm cơ cấu tổ chức là gì? Các loại cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.
Khái niệm cơ cấu tổ chức là gì?
Khái niệm cơ cấu tổ chức là gì? được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý và quan tâm đến.
Cơ cấu tổ chức chính là 1 hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc ở trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức sẽ thể hiện nhiệm vụ rõ ràng đối với từng thành viên ở trong tổ chức, những nhiệm vụ đó sẽ kết hợp với những nhiệm vụ khác như thế nào để tạo ra sự hợp tác nhịp nhàng và ăn ý ở trong tổ chức nhằm đáp ứng được mục tiêu chung.
Khái niệm cơ cấu tổ chức là gì?
Cơ cấu tổ chức sẽ giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả hơn, cụ thể như sau:
- Thực hiện phân chia con người cũng như nguồn lực khác trong các hoạt động.
- Làm rõ ra trách nhiệm của các cá nhân và hợp tác với họ thông qua công việc được mô tả trong bảng mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành của các vị trí.
- Truyền tải cho nhân viên biết được những kỳ vọng của họ thông qua các nguyên tắc, thủ tục cũng như tiêu chuẩn hoạt động theo tiêu chuẩn của công việc.
- Thực hiện thiết kế các tiến trình để thực hiện công đoạn thu thập cũng như đánh giá thông tin giúp cho các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định tốt hơn.
*** Có thể bạn đang cần biết: Cổ đông là gì?
Sơ đồ tổ chức là gì?
Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp là một dạng sơ đồ trực quan thể hiện cấu trúc ở bên trong của doanh nghiệp, sơ đồ thể hiện bằng cách nêu rõ các công việc, trách nhiệm và mối liên hệ giữa các cá nhân đối với một doanh nghiệp.
Sơ đồ tổ chức là gì?
Vai trò về cơ cấu tổ chức là gì?
Các loại cơ cấu tổ chức sẽ có tác dụng giúp cho nguồn lực của công ty có thể được phân bổ một cách hợp lý cho từng công việc cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí thuê người lao động cũng như giá thành sản phẩm.
Vai trò cơ cấu tổ chức là gì?
Mô hình cơ cấu tổ chức sẽ giúp xác định một cách rõ ràng trách nhiệm cũng như vai trò của mỗi thành viên. Các thành viên trong công ty dựa vào mô hình này để có thể xem xét và nắm bắt được vị trí và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với họ. Bên cạnh đó cơ cấu còn giúp cho việc xác định cơ chế thu thập và xử lý thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến vận hành.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sơ đồ cơ cấu tổ chức là gì?
Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài là các yếu tố có liên quan đến nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ,...Chúng ta có thể nhận định yếu tố này dựa trên các đặc điểm sau:
- Môi trường làm việc năng động thì đơn vị đó cần một mô hình sơ đồ tổ chức linh hoạt để có thể đáp ứng được những thay đổi từ phía công ty.
- Nếu như môi trường bên ngoài của doanh nghiệp khá phức tạp thì nên sử dụng cơ cấu tổ chức theo dạng phân quyền vì tính tiếp cận với môi trường gần hơn và có nhiều thông tin hơn.
- Thị trường đa dạng, doanh nghiệp gia tăng về chủng loại sản phẩm, dịch vụ và khách hàng.
- Nguồn tài nguyên khan hiếm và nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng để dễ dàng kiểm soát tình hình.
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh chính là một tiền đề quan trọng khi thực hiện thiết kế các thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức. Vì một mô hình cơ cấu tổ chức thành công thì cần phải thực hiện theo đường lối đã đặt ra.
Chiến lược kinh doanh
Nguồn lực và công nghệ
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng công nghệ chính là một yếu tố quan trọng và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức.
Yếu tố này sẽ kết hợp với các nguồn lực, kỹ thuật và kiến thức để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ cao sẽ đồng nghĩa với một bộ máy quản lý đơn giản.
Nguồn lực và công nghệ
Ngoài ra, yếu tố cuối cùng chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức đó chính là nguồn nhân lực. Một đơn vị sở hữu đội ngũ kỹ thuật cao sẽ thích ứng với cấu trúc linh động và phân quyền. Khi thiết kế cơ cấu tổ chức nhà quản trị cần lưu tâm đến nguồn nhân lực cũng như hình thức công việc.
*** Tham khảo: Kế toán thuế là gì?
Các loại cơ cấu tổ chức
Hiện nay có rất nhiều cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cụ thể bao gồm: Cơ cấu tổ chức dựa vào chức năng, cơ cấu tổ chức dựa theo địa lý, cơ cấu tổ chức dựa trên ma trận, cơ cấu tổ chức phẳng,...
Vậy mô hình tổ chức là gì và bao gồm những loại nào. Dưới đây TRÍ LUẬT sẽ đề cập đến 4 mô hình cơ cấu tổ chức phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Cơ cấu tổ chức dựa vào chức năng
Cơ cấu tổ chức dựa theo chức năng loại mô hình cơ cấu mà doanh nghiệp sẽ được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn với nhiệm vụ và vai trò cụ thể. Mỗi bộ phận sẽ có người quản lý cũng như tổng giám đốc chịu trách nhiệm về việc quản lý các bộ phận khác nhau.
Ưu điểm của mô hình:
Các nhân viên sẽ được phân thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên kỹ năng, kiến thức và trách nhiệm của mình. Chính vì vậy mà họ sẽ dồn hết sức để thực hiện vai trò trong bộ phận của mình.
Nhược điểm của mô hình:
Theo như mô hình thì mỗi phòng, ban đều đã có nhiệm vụ của mình nên hầu hết các vấn đề cần tranh luận chỉ xảy ra một cách riêng lẻ trong từng bộ phận.
Cơ cấu tổ chức dựa theo địa lý
Theo cơ cấu này thì mỗi bộ phận sẽ hoạt động như một công ty riêng, họ sẽ tự kiểm soát các nguồn lực, chi phí đã chi ra cho mỗi dự án cụ thể. Bên cạnh đó thì cấu trúc này sẽ được phân theo từng vị trí cụ thể.
Ưu điểm của mô hình:
Tạo sự linh hoạt đối với những công ty lớn và có nhiều phòng ban. Điều này cho phép các bộ phận hoạt động một cách riêng lẻ và chỉ cần 1 hoặc 2 người thường xuyên báo cáo lên công ty mẹ và các quản lý ở cấp cao.
Nhược điểm của mô hình:
- Thiếu đi sự kết nối và giao tiếp giữa các bộ phận.
- Bên cạnh đó thì có thể xảy ra các vấn đề có liên quan đến pháp luật và thuế.
Cơ cấu tổ chức dựa trên ma trận
Đây là dạng cơ cấu tổ chức nhằm tối ưu hóa được tối đa điểm mạnh giữa cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ chức theo dự án.
Cơ cấu tổ chức dựa trên ma trận
Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức dựa trên ma trận thì nhân viên sẽ thực hiện báo báo cáo đối với hai hay nhiều vị sếp dựa vào các dự án và tình huống khác nhau.
Ưu điểm của mô hình:
- Nhân viên có thể thực hiện chia sẻ những kiến thức của họ qua các phòng ban. Mô hình này cho phép việc trao đổi, giao tiếp và hiểu rõ các vấn đề hơn về vai trò của từng bộ phận.
- Nhân viên công ty sẽ mở rộng thêm những kỹ năng và kiến thức. Từ đó, nâng cao trình độ nghiệp vụ và giúp cho công ty phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhược điểm của mô hình:
- Mô hình có thể gây ra tình trạng xung đột hay nhầm lẫn về các lợi ích và tranh giành quyền lực.
- Đây là loại mô hình phức tạp và có thể phát sinh thêm nhiều chi phí mà công ty không thể lường trước được.
Cơ cấu tổ chức phẳng
Cơ cấu tổ chức phẳng là mô hình được sử dụng nhiều tại các công ty. Cơ cấu này sẽ giúp san bằng hệ thống phân cấp và chuỗi mệnh lệnh và giúp cho nhân viên có quyền tự chủ. Các công ty sử dụng cơ cấu này sẽ có tốc độ hoạt động cao.
Mô hình tổ chức là gì
Ưu điểm của mô hình:
Nhân viên sẽ làm việc một cách hiệu quả hơn nếu làm việc trong môi trường chịu áp lực có liên quan đến hệ thống cấp bậc. Điều này sẽ giúp cho nhân viên tạo ra các sáng kiến ở nơi làm việc và loại bỏ sự kìm hãm phát triển của doanh nghiệp.
Nhược điểm của mô hình:
Mô hình này sẽ dễ gây ra sự nhầm lẫn nếu như những người liên quan không đồng ý với cách thức tổ chức này.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về Cơ cấu tổ chức là gì? và mô hình tổ chức là gì? Nếu như bạn còn những thắc mắc gì cần được TRÍ LUẬT giải đáp thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline (028) 7304 5969 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp một cách nhanh gọn và chính xác nhất nhé.