Chiết khấu là một công cụ tài chính quan trọng trong kinh doanh, giúp các doanh nghiệp thúc đẩy doanh số và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong bài viết này, FAST sẽ giúp bạn hiểu rõ chiết khấu là gì, các đặc điểm quan trọng của nó, cách tính toán chiết khấu và phương pháp quản lý chiết khấu sao cho hiệu quả.
1. Chiết khấu là gì?
1.1. Chiết khấu là gì?
Chiết khấu là việc giảm giá niêm yết của một sản phẩm, dịch vụ của tổ chức với một tỷ lệ phần trăm nhất định do tổ chức đó xác định. Phần trăm chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh giống như một chiến lược tiếp thị về mặt giá của một sản phẩm.
Chẳng hạn, với một thương hiệu mỹ phẩm đặt ra ưu đãi, nếu khách hàng mua đơn hàng từ 1 triệu đồng sẽ được chiết khấu 10% trên tổng giá trị đơn hàng. Như vậy, thay vì chỉ mua 800.000 đồng, khách hàng sẽ mua thêm 200.000 đồng nữa để được tiết kiệm 100.000 đồng.
1.2. Hệ số chiết khấu là gì?
Hệ số chiết khấu là một số thập phân được nhân với giá trị của dòng tiền để chiết khấu giá trị hiện tại. Hệ số tăng theo thời gian (nghĩa là với các giá trị thập phân nhỏ hơn) khi hiệu ứng lãi kép tăng lên. Tỷ lệ chiết khấu tăng dần theo thời gian.
1.3. Tỷ lệ chiết khấu
Để có được một tỷ lệ chiết khấu tốt đòi hỏi người bán phải tính toán kỹ càng từ các khâu tiền vốn, chi phí phải bỏ ra, lãi vốn vay ngân hàng (nếu có), lạm phát của đồng tiền,…
Tỷ lệ chiết khấu ở các ngành nghề không giống nhau:
- Tỷ lệ chiết khấu trong kinh doanh được tính tương đương với chi phí vốn đã bỏ ra.
- Tỷ lệ chiết khấu trong thương mại được tính theo tỷ lệ giảm giá khuyến mãi cho người tiêu dùng.
- Trong đầu tư, tỷ lệ chiết khấu được tính theo chi phí bình quân về vốn cũng như khả năng sinh lời của phi vụ đầu tư đó.
2. Các kiểu chiết khấu thường gặp trong kinh doanh
Các loại chiết khấu thường xuất hiện có thể kể đến như:
2.1. Chiết khấu số lượng
Là giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn hơn. Đây là cách để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn trong một lần giao dịch.. Đối với các doanh nghiệp muốn nhanh chóng bán hết sản phẩm tồn kho sắp hết hạn sử dụng có thể dùng chiết khấu số lượng từ 1 sản phẩm.
2.2. Chiết khấu khuyến mại
Chiết khấu khuyến mại được niêm yết trên giá sản phẩm. Đối với loại chiết khấu này, người mua có thể dễ dàng nhận biết được khi trên giá sản phẩm trừ đi bao nhiêu phần trăm. Chiết khấu khuyến mại có thể tăng dần từ 10%, 20% hoặc 50% theo quyết định có lợi cho doanh nghiệp mà không ảnh hưởng đến số vốn bỏ ra.
2.3. Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại được doanh nghiệp dùng khi muốn thúc đẩy người dùng mua hàng với số lượng lớn. Chiết khấu này thường được các nhà phân phối sản phẩm dùng để khuyến khích siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các tiểu thương mua hàng với chiết khấu 5% hoặc 10%.
2.4. Chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền mà người bán sẽ giảm cho người mua trong trường hợp người mua thanh toán sớm hay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là cách để khuyến khích thanh toán nhanh chóng và cải thiện dòng tiền.
2.5. Chiết khấu thông dụng
Chiết khấu thông dụng là chương trình chiết khấu được sử dụng theo ngày lễ, mùa, ngành nghề.
3. Công thức tính chiết khấu
Để tiết kiệm tối đa thời gian cho việc tính toán tỷ lệ giảm giá các mặt hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng 02 phương pháp như sau:
3.1. Công thức tính chiết khấu tổng quát
Sở hữu tính chính xác và khách quan cao, công thức tính chiết khấu thanh toán tổng quát hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ,… ưa chuộng. Phương pháp thích hợp sử dụng cho các chương trình chiết khấu thương mại quy mô lớn với 03 bước:
- Bước 01: Xác định tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào số vốn ban đầu để đảm bảo lợi nhuận.
- Bước 02: Nhân giá bán chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu để tìm ra phần giảm giá.
- Bước 03: Lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá và thu về số tiền chiết khấu cuối cùng.
Công thức tính chiết khấu thanh toán tổng quát:
Y = X - i% x X = (1 - i%) x X
Trong đó:
X: Giá bán gốc.
Y: Giá bán sau chiết khấu.
i: Tỷ lệ chiết khấu.
Ví dụ: Doanh nghiệp A đang bán sản phẩm áo sơ mi với mức giá gốc là 300.000 VNĐ, tỷ lệ chiết khấu 25%. Như vậy:
Số tiền được giảm của áo sơ mi là: 25% x 300.000 VNĐ = 75.000 VNĐ.
Giá bán sau chiết khấu của áo sơ mi là: 300.000 VNĐ - 75.000 VNĐ = 225.000 VNĐ.
3.2. Cách tính chiết khấu thanh toán nhẩm
Là phương pháp nhanh chóng, đơn giản và không cần đến sự trợ giúp của máy, tính chiết khấu thanh toán nhầm thường được áp dụng cho các đại lý có số lượng hàng hóa không quá lớn cùng tỷ lệ chiết khấu dạng 10%, 15%, 20%, 25%…
Quy trình tính nhẩm:
- Bước 01: Làm tròn giá gốc bán hàng về hàng chục gần nhất rồi chia cho 10 để thu được kết quả X.
- Bước 02: Chia tỷ lệ chiết khấu cho 10 và thu về kết quả Y.
- Bước 03: Nhân kết quả X với kết quả Y và chia kết quả X cho 2 rồi cộng hai kết quả thu được để tìm ra mức giảm giá.
- Bước 04: Lấy giá gốc trừ mức giảm giá và kết quả thu được chính là số tiền chiết khấu.
Ví dụ: Sản phẩm quần bò của doanh nghiệp B có giá bán ban đầu là 68.000 VNĐ, tỷ lệ chiết khấu 20%. Chúng ta có:
Làm tròn giá gốc của quần bò thành 70.000 VNĐ rồi chia cho 10, kết quả X là: 70.000 VNĐ : 10 = 7.000 VNĐ.
Lấy tỷ lệ chiết khấu chia cho 10, kết quả Y thu được là: 20% : 10 = 2.
Mức giảm giá là: (7.000 VNĐ x 2) + (7.000 VNĐ : 2) = 17.500 VNĐ.
Giá bán sau chiết khấu của quần bò là: 70.000 VNĐ - 17.500 VNĐ = 52.500 VNĐ.
3.3. Cách tính chiết khấu phần trăm
Ngoài ra, trong trường hợp đã biết mức giảm giá của sản phẩm/dịch vụ và muốn quy đổi số tiền này sang tỷ lệ phần trăm, chúng ta có thể sử dụng cách tính phần trăm chiết khấu dưới đây:
- Bước 01: Lấy giá gốc chưa chiết khấu trừ đi giá thực mua sau khi đã chiết khấu.
- Bước 02: Dùng kết quả thu được ở bước 01 chia cho giá niêm yết ban đầu.
- Bước 03: Lấy kết quả thu được ở bước 02 nhân với 100 sẽ thu được phần trăm chiết khấu.
Ví dụ: Sản phẩm váy của doanh nghiệp A có giá niêm yết ban đầu là 200.000 VNĐ. Nhằm tri ân khách hàng, A tung ra chương trình ưu đãi khi mua sản phẩm chỉ với giá 120.000 VNĐ. Theo đó, chúng ta có thể tính chiết khấu phần trăm cho sản phẩm váy của doanh nghiệp A với công thức là:
Phần trăm chiết khấu = (200.000 VNĐ - 120.000 VNĐ) : 200.000 VNĐ x 100 = 40%
4. Lợi ích của chiết khấu đối với hoạt động kinh doanh
Vậy đối với hoạt động kinh doanh, lợi ích của chiết khấu là gì? Tìm hiểu ngay trong phần dưới đây!
4.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh
Trong môi trường cạnh tranh cao, việc áp dụng chiết khấu giúp doanh nghiệp giữ vững hoặc gia tăng thị phần bằng cách cung cấp giá trị vượt trội so với đối thủ.
4.2. Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Thông thường vấn đề hàng tồn kho luôn khiến các doanh nghiệp phải đau đầu bởi doanh số bán hàng rất thấp, gây ra tổn thất nặng nề. Chiết khấu là một cách có thể giúp doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho và tăng doanh thu trong thời gian ngắn.
4.3. Bán được các sản phẩm mới
Các sản phẩm mới tung ra thị trường rất khó tiếp cận với người mua. Bên cạnh việc quảng cáo, chiết khấu là cách đơn giản giúp bạn nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến, giúp tăng lượng cầu lên các sản phẩm mới trong thời gian ngắn.
4.4. Giảm hàng tồn kho
Chiết khấu giúp doanh nghiệp đẩy nhanh việc bán các sản phẩm tồn kho, đặc biệt là những sản phẩm có hạn sử dụng hoặc đang chuẩn bị ra mắt phiên bản mới.
5. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
Tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa dịch vụ được khuyến mại như sau:
- Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
- Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:
- Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;
- Hàng thực phẩm tươi sống;
- Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
6. Chiết khấu và các khoản giảm giá khác nhau thế nào?
Dưới đây là các tiêu chí để so sánh hai khái niệm này:
Tiêu chí so sánhChiết khấuCác khoản giảm giáSố lượng sản phẩm Thường yêu cầu khách hàng mua số lượng lớn và được áp dụng trực tiếp vào giá sản phẩm trên hóa đơn mua bán, giảm đi một phần tỷ lệ phần trăm đã được thỏa thuận trước đó. Chiết khấu là một công cụ phổ biến trong chiến lược bán hàng của ngành công nghiệp mua sắm lớn hoặc ngành hàng tiêu dùng. Không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa của khách hàng, có thể là giảm giá trực tiếp trên hóa đơn hoặc được kèm theo sản phẩm (ví dụ mua 5 tặng 1). Phạm vi Hướng tới các nhà bán sỉ, bán buôn, do đó phạm vi của chiết khấu thường hẹp hơn. Hướng tới các nhà bán buôn, bán sỉ và nhà bán lẻ, mở rộng phạm vi ứng dụng của giảm giá. Tính công khai Không công khai rộng rãi vì bản chất là mối quan hệ giữa bên mua - bán. Được công khai rộng rãi, quảng cáo đến người tiêu dùng, tạo ra sự chú ý và tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Thời gian Thường áp dụng trong một khoảng thời gian dài hơn để kích thích việc mua sắm liên tục. Có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (trong một ngày hoặc một thời điểm cụ thể).Việc hiểu rõ chiết khấu là gì, nắm bắt các đặc điểm, cách tính và quản lý chiết khấu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh hơn. Để đạt được hiệu quả tối đa, các doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp chiết khấu linh hoạt và sử dụng phần mềm quản lý hiện đại như ERP Fast Business Online. Fast Business Online sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động quản trị mua hàng, bán hàng đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Liên hệ ngay!
Thông tin liên hệ:
- Website: https://fast.com.vn/
- Email: [email protected]
- Fanpage: https://www.facebook.com/PhanMemFAST
- Zalo: https://zalo.me/phanmemfast
Xem thêm các bài viết liên quan:
Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm và các xác định chi phí cơ hội