3.1. Ngắt nguồn điện cho máy tính
Khi phát hiện màn hình máy tính bị ẩm, bạn hãy ngay lập tức ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho cả thiết bị và người dùng.
Kế tiếp, hãy rút các thiết bị kết nối như chuột, bàn phím, USB, cổng mạng LAN …( nếu có). Sau đó hãy tắt nguồn của máy tính để giảm tỷ lệ hỏng hóc của máy một cách tối đa.
3.2. Lau khô bề mặt ngoài và dốc ngược máy
Sau khi đã ngắt điện cho máy tính, bạn hãy dùng một chiếc khăn mềm để lau khô bề mặt bên ngoài và dốc ngược máy để giúp cho nước thoát ra. Đặc biệt là phần nước ứ đọng ở bề mặt bàn phím và màn hình
3.3. Tháo và lau khô các bộ phận trong máy tính
Sau khi đã lau khô bề mặt ngoài của máy, bạn tiếp tục tiến hành tháo các bộ phận bên trong máy để lau khô. Trường hợp laptop bị dính các loại chất lỏng như cà phê, sữa, nước ngọt …thì quá trình lau khô thường khó hơn và đòi hỏi bạn cần thực hiện kỹ hơn để các linh kiện bên trong không bị hỏng và nóng khi hoạt động.
Ngoài ra, tuyệt đối không dùng các thiết bị như máy sấy tóc, đèn sưởi … để làm khô các linh kiện máy tính. Bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến các linh kiện này bị nóng và gặp các sự cố tĩnh điện
3.4. Tiến hành vệ sinh bo mạch chủ
Nếu bạn có chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ có thể tiến hành vệ sinh bo mạch chủ của máy tính. Cách này sẽ loại bỏ nước còn sót lại trong máy đồng thời giúp cho bo mạch chủ không bị oxy hóa hay hỏng hóc.
Lưu ý: Khi thực hiện bước này, bạn cần tiến hành cẩn thận, đúng quy trình để tránh làm bo mạch hỏng và khiến cho máy tính hỏng nặng hơn.
3.5. Bật máy tính và kiểm tra màn hình
Sau khi đã các bước trên, màn hình và các linh kiện trong lap cũng đã khô, bạn tiến hành lắp lại và bật máy lên để kiểm tra. Trường hợp màn hình máy tính vẫn không hoạt động thì bạn cần mang thiết bị đến trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ.