1. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì? Ý nghĩa của nó
1.1. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) hay còn được viết tắt là GPM là tỷ suất lợi nhuận gộp được tính bằng cách chia lợi nhuận gộp cho doanh thu rồi nhân với 100% để ra tỷ lệ phần trăm. Và đây cũng chính là biên lợi nhuận gộp. Chỉ số GPM cho biết tỷ lệ lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp đã đạt được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trực tiếp có liên quan.
Biên lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu chỉ số GPM của doanh nghiệp cao thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tạo ra được lợi nhuận cao từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. Và ngược lại, nếu chỉ số GPM thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo lợi nhuận và có thể cần phải tìm cách để tăng giá bán sản phẩm hoặc cắt giảm các chi phí sản xuất, nhân sự để cải thiện lợi nhuận. Chỉ số biên lợi nhuận gộp thấp hay cao cũng còn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh chung cũng như xu hướng thay đổi của ngành và các yếu tố khác có thể tác động.
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) hay còn được viết tắt là GPM
1.2. Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp
Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Trước hết, thông qua chỉ số biên lợi nhuận gộp nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được doanh nghiệp của mình hiện đang có lợi nhuận hay không. Đồng thời, thông qua chỉ số này cũng đánh giá được tiềm năng cũng như năng lực làm việc của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
Từ đó, doanh nghiệp có thể xem xét rằng doanh nghiệp của mình có tiềm năng phát triển không, lợi nhuận có đủ yêu cầu kinh doanh hay không. Và thông qua chỉ số này sẽ có những thay đổi phù hợp để các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Chọn ra các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn
Chỉ số biên lợi nhuận gộp cũng có ý nghĩa giúp doanh nghiệp có thể so sánh cùng lúc với nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Thông qua điều này giúp chủ doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý xác định được vị thể của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.
Cũng thông qua chỉ số này, khi doanh nghiệp của bạn có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng cũng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận cũng như tỷ lệ phần trăm vay vốn phù hợp với từng loại hình kinh doanh. Đồng thời cũng sẽ phù hợp với quy mô cũng như mô hình kinh doanh của đơn vị.
Xem thêm: Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin): Cách tính và ý nghĩa