Nguồn lao động nước ta có thế mạnh trong phát triển nhiều ngành kinh tế, song cũng tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Việc làm là vấn đề xã hội đang được nhà nước nỗ lực giải quyết ở cả thành thị và nông thôn.
1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG
a) Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi:
+ Số lượng: Dồi dào và giá rẻ (chiếm 51,2% tổng số dân); Tăng nhanh (mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động mới).
+ Chất lượng:
- Cần cù, sáng tạo, trẻ khỏe, có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong các lĩnh vực.
- Có khả năng tiếp thu và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ.
- Chất lượng ngày càng được nâng cao (nhờ thành tựu văn hóa; giáo dục; y tế).
- Hạn chế:
+ Lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo nhiều.
+ Lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật chưa cao.
b) Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động theoXu hướng chuyển dịchNguyên nhân Ngành kinh tế - Giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (tỉ trọng cao nhất).- Tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nhưng tốc độ còn chậm.
- Phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thành phần kinh tế - Tỉ trọng lao động trong khu vực Nhà nước giảm.- Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
- Phần lớn lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước.
Do nước ta phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng với thế giới. Thành thị và nông thôn - Lao động nông thôn chiếm tỉ trọng lớn, xu hướng giảm.- Lao động thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ, xu hướng tăng.
Tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành thị - nông thôn của nước ta, giai đoạn 2010 - 2022.
- Kết luận:
+ Nhìn chung, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng.
+ Năng suất thấp, phần lớn có thu nhập thấp, quá trình phân công lao động chậm chuyển biến.
+ Quỹ thời gian làm việc chưa được sử dụng triệt để, nhất là lao động ở nông thôn (do nông thôn có nông nghiệp là ngành chính, cơ cấu kinh tế kém đa dạng).
2. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
a) Vấn đề việc làm
- Là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt; tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao và có sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị.
- Mỗi năm giải quyết gần 1 triệu việc làm mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Hiện nay, vấn đề mất cân đối lực lượng lao động (thừa lao động phổ thông - thiếu lao động có trình độ) và thất nghiệp ở lao động chất lượng cao cần được chú trọng giải quyết.
Biểu đồ cho thấy thất nghiệp diễn ra chủ yếu ở thành thị, thiếu việc làm diễn ra chủ yếu ở nông thôn.
b) Hướng giải quyết việc làm
- Xu hướng chung:
+ Phân bố lại dân cư và lao động.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (chú ý dịch vụ)
+ Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Phương hướng chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt.