Là một nhà đầu tư, khi mua trái phiếu, bạn cần xem xét hai thông tin quan trọng bao gồm: Lợi suất đáo hạn (YTM) và lãi suất coupon của trái phiếu đó. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của mỗi một nhà đầu tư trái phiếu. Bài viết dưới đây sẽ thông tin thêm cho bạn khái niệm, ý nghĩa và so sánh lợi suất đáo hạn (YTM) với lãi suất coupon của trái phiếu. Theo dõi ngay nhé!
Tại sao nên mua trái phiếu có chất lượng cao?
Trái phiếu có chất lượng tín dụng cao là các khoản đầu tư có rủi ro thấp. Và thường mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm.
Trái phiếu chất lượng cao là các khoản đầu tư có thu nhập cố định mà nhiều nhà đầu tư sử dụng để tạo nguồn thu nhập ổn định khi nghỉ hưu. Tuy nhiên dù ở độ tuổi nào thì nhà đầu tư cũng có thể thêm các trái phiếu vào danh mục đầu tư của mình để giảm thiểu mức độ rủi ro tổng thể.
Tham khảo: TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU LÀ GÌ?
Tìm hiểu về Lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu
Khái niệm Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity) là gì?
Lợi suất đáo hạn (YTM) là tỷ lệ % lợi nhuận ước tính hằng năm của một trái phiếu; khi nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu đó đến đáo hạn và tái đầu tư các khoản thanh toán với cùng một mức lãi suất. Tỷ lệ này là tổng của tất cả các khoản thanh toán lãi suất coupon còn lại của trái phiếu. Do đó, lợi suất đến ngày đáo hạn bao gồm lãi suất coupon.
Lợi suất đến ngày đáo hạn của một trái phiếu tăng hoặc giảm tùy thuộc vào giá trị thị trường của trái phiếu đó; và số lượng khoản thanh toán lãi suất coupon còn lại sẽ được thực hiện.
Lợi suất đáo (YTM) và Giá trị thị trường
Lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu có thể được biểu thị bằng tỷ suất sinh lợi hiệu quả dựa trên giá trị thị trường thực tế của trái phiếu. Theo mệnh giá, khi trái phiếu được phát hành lần đầu, lãi suất coupon và lợi suất đáo hạn thường bằng nhau.
Tuy nhiên, khi lãi suất thị trường biến động, lãi suất coupon do chính phủ hoặc doanh nghiệp phát hành trái phiếu đưa ra có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Những thay đổi về lãi suất sẽ làm cho giá trị thị trường của trái phiếu thay đổi theo, do đó, các nhà đầu tư sẽ nhận thấy lợi suất được đưa ra thấp hơn hơn hoặc cao hơn trong điều kiện lãi suất mới.
Vì vậy có thể nói rằng, lợi suất đáo hạn (YTM) với giá trị thị trường của trái phiếu tỷ lệ nghịch và di chuyển ngược chiều nhau.
Đọc thêm: So sánh lãi suất cố định và lãi suất thả nổi của trái phiếu
Ý nghĩa của lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu
- Lợi suất đáo hạn cũng chính là một lãi suất hoàn vốn. Cho nên xác định lợi suất đáo hạn cũng sử dụng phương pháp thử hoặc phương pháp nội suy.
- Lợi suất đáo hạn là đại lượng được sử dụng rất thường xuyên để đo lường mức sinh lời của trái phiếu.
- Trên thị trường trái phiếu lợi suất đáo hạn của trái phiếu chủ yếu được niêm yết hàng ngày được công bố trên báo chí.
- Việc tính toán lợi suất đáo hạn - YTM không chỉ tính tới tiền lãi hiện tại mà còn tính tới bất kỳ khoản lỗ/lãi nào mà nhà đầu tư sẽ gặp phải; bằng việc giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn.
Hạn chế của lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu
Việc đo lường lợi suất đáo hạn có hạn chế ở chỗ là nó phải đáp ứng được hai giả thiết:
Thứ nhất: tiền lãi trái phiếu sẽ được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn.
- Với giả thiết này, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với lãi suất tương lai thấp hơn lợi suất đáo hạn tại thời điểm mua trái phiếu. Đây chính là rủi ro tái đầu tư.
Thứ hai: trái phiếu được giữ cho tới ngày đáo hạn.
Nếu trái phiếu không giữ đến ngày đáo hạn nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro có thể phải bán trái phiếu thấp hơn giá mua trái phiếu. Việc này sẽ dẫn tới lợi tức nhận được sẽ thấp hơn lợi tức đáo hạn. Đây chính là rủi ro lãi suất.
Tìm hiểu về Lãi suất coupon của trái phiếu
Khái niệm Lãi suất coupon là gì?
Lãi suất coupon của một trái phiếu là số tiền lãi định kỳ hàng năm mà người sở hữu trái phiếu sẽ nhận được từ tổ chức phát hành trái phiếu. Lãi suất coupon cũng có thể được gọi là lợi suất từ trái phiếu.
Đây là số tiền lãi mà nhà đầu tư được nhận để có một nguồn thu nhập tương đối ổn định; và đều đặn khi mua trái phiếu. Hầu hết các trái phiếu chất lượng cao; được phát hành bởi chính phủ hoặc các doanh nghiệp lớn; thường có mức lãi suất coupon cố định
Lãi suất coupon hàng năm của một trái phiếu sẽ được trả dựa trên mệnh giá hoặc giá gốc của trái phiếu.
Tìm hiểu thêm: So sánh lãi suất coupon của trái phiếu và lãi suất thị trường
Cách tính tỷ lệ lãi suất coupon trái phiếu
Giả sử bạn mua một trái phiếu của một doanh nghiệp với mệnh giá 100.000 VNĐ. Và được phát hành với số tiền lãi được thanh toán nửa năm một lần là 10.000 VNĐ. Để tính lãi suất coupon của 1 trái phiếu; hãy lấy tổng số tiền trả lãi hàng năm chia cho mệnh giá của trái phiếu đó.
Trong trường hợp này, tổng số tiền trả lãi hàng năm bằng:
10.000 x 2 = 20.000 VNĐ
Do đó, lãi suất coupon hàng năm cho trái phiếu là:
20.000 : 100.000 x 100 = 20%
Lãi suất coupon và Giá trị thị trường
Lãi suất coupon của một trái phiếu là cố định nhưng giá trị thị trường của trái phiếu đó có thể thay đổi. Bất kể trái phiếu được giao dịch ở mức giá nào; tiền lãi phải trả sẽ luôn được tính dựa theo mệnh giá gốc.
Ví dụ: Lãi suất thị trường tăng, khiến giá trị thị trường của trái phiếu ở trên giảm xuống còn 98.000 VNĐ; thì lãi suất coupon 20% của trái phiếu đó vẫn sẽ không thay đổi vì được tính theo mệnh giá 100.000 VNĐ.
Khi một trái phiếu được bán với giá thị trường cao hơn so với mệnh giá thì được gọi là bán bán với giá tăng. Còn khi trái phiếu bán với giá thấp hơn mệnh giá của nó; thì được gọi là bán với giá chiết khấu.
Ảnh hưởng của lãi suất coupon đến giá trái phiếu
Ví dụ: trái phiếu $ 1,000 với lãi suất coupon 5%. Nếu không có vấn đề gì với giá của trái phiếu; trái phiếu nhận được $ 50 trong năm đó từ nhà phát hành. Nhưng nếu giá của một trái phiếu tăng từ 1.000 đô la lên 1.500 đô la; thì lợi tức hiệu quả của trái phiếu đó sẽ thay đổi từ 5% thành 3,33%. Nếu giá trái phiếu giảm xuống $ 750, lợi tức là 6,67%.
Xem xét lợi suất đáo hạn (YTM) hay lãi suất coupon
Là một nhà đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp bạn nên xem xét cả hai yếu tố này để lựa chọn được trái phiếu phù hợp; và đạt được hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu.
Nhìn chung, một nhà đầu tư trái phiếu thường đưa ra quyết định mua trái phiếu dựa trên lãi suất coupon mà trái phiếu đó trả. Còn với một nhà kinh doanh trái phiếu (trader) thường tập trung xem xét lợi suất của trái phiếu khi đáo hạn.
Đọc thêm: Khi nào lãi suất coupon bằng với lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu?
Lãi suất mà trái phiếu iBond cung cấp cho nhà đầu tư là bao nhiêu?
iBond là sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao của những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, được thiết kế bởi Công ty Techcom Securities (TCBS) thuộc Ngân hàng Techcombank
Đầu tư trái phiếu chất lượng cao iBond giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro tín dụng khi mua trái phiếu, đồng thời, mang lại nguồn thu nhập ổn định và đều đặn với mức lãi suất lên đến 10%/năm
Khi mua trái phiếu iBond, bạn có thể chọn thêm các gói thanh khoản khi đáo hạn (Pro, Prix) hoặc sử dụng dịch vụ iConnect để được hỗ trợ môi giới bán lại trái phiếu trước khi đáo hạn nếu có nhu cầu.
Để mua trái phiếu iBond của Techombank, nhà đầu tư mới cần mở tài khoản TCBS trực tuyến tại website: https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690 rồi bắt đầu lựa chọn trái phiếu phù hợp. Hướng dẫn đầu tư iBond tại đây.
Khi đầu tư trái phiếu bạn có thể thấy thị giá và mệnh giá trái phiếu nhiều lúc khác nhau. Vậy nên lãi suất coupon chỉ là con số danh nghĩa, không phản ánh đúng tỷ suất lợi nhuận thực sự của nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu. Và lợi suất đáo hạn sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn. Đây là con số phản ánh chính xác tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào trái phiếu. Hy vọng với bài viết này bạn đã nắm được và so sánh được lợi suất đáo hạn (YTM) với lãi suất coupon của trái phiếu. Và có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Bài viết tham khảo:
- Lãi suất coupon và lãi suất thị trường của trái phiếu có gì khác nhau?
Sự khác biệt giữa lãi suất coupon và lợi suất của trái phiếu
Trái phiếu lãi suất cao có phải là một khoản đầu tư tốt?