RM là một trong những vị trí làm việc hot nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Vì thế, nó được rất nhiều người khao khát làm công việc đó, nhất là các bạn trẻ. Vậy, RM trong ngân hàng là gì? Công việc cụ thể là làm gì? Tiêu chí để trở thành nhân viên RM ra sao? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết này để có câu trả lời chi tiết nhé.
RM trong ngân hàng là gì?
“RM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Relationship Manager” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chuyên viên quản trị quan hệ.”
Đây là một vị trí khá quan trọng nên được các ngân hàng chú trọng với mục tiêu chính: xây dựng, phát triển và mở rộng các mối liên hệ với đối tác và khách hàng.
Vị trí quản trị quan hệ được ví như là trái tim của sự thành công trong mỗi ngân hàng. Thông qua các định hướng, chiến lược xây dựng mối quan hệ thật tốt để đem về lượng khách hàng ngày càng nhiều. Đồng thời, RM giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh lâu dài, tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ là các ngân hàng khác.
Công việc RM trong ngân hàng là làm gì?
Công việc RM trong các ngân hàng được chia thành 2 mảng đó là CMR (Customer relationship manager: Quản lý quan hệ khách hàng) và BRM (Business relationship manager: quản lý quan hệ kinh doanh).
Tuy nhiên, công việc của chuyên viên quản trị quan hệ còn phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm riêng của từng ngân hàng. Nhưng về cơ bản thì vị trí RM của ngân hàng sẽ thực hiện những công việc chính như sau:
- Tìm kiếm, phát triển và mở rộng các mối quan hệ khách hàng mới cho ngân hàng nhằm mục đích gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Lắng nghe, thấu hiểu để có kế hoạch chăm sóc các khách hàng cũ để thúc đẩy khách gia hạn tiếp tục dịch vụ hoặc phát triển hợp đồng mới.
- Lên kế hoạch và thực hiện công việc chăm sóc khách hàng. Cần lắng nghe và tìm hiểu những mong muốn, tâm tư của khách hàng. Từ đó tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho ngân hàng.
- Cập nhật các xu hướng mới, xây dựng và phát triển mối quan hệ tích cực giữa ngân hàng với khách hàng, đối tác chiến lược và các đối tượng khác. Dựa trên các dữ liệu đã thu thập được và phối hợp cùng với các chuyên viên khác cùng triển khai công việc để đạt hiệu quả hơn.
- Tìm hiểu và cập nhật các thông tin, dữ liệu về đối thủ từ đó giúp ngân hàng có kế hoạch phát triển phù hợp. Định vị những nhân tố chủ chốt của đối tác để xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài.
- Xác định các yếu tố quan trọng, chủ chốt quyết định sự gắn kết của khách hàng, của đối tác chiến lược để ngân hàng xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Mục đích mang lại lợi ích lâu dài và vững chắc.
- Xử lý các khiếu nại nhanh chóng một cách thông minh, tinh tế để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với ngân hàng.
Những tiêu chí để đảm trách vị trí RM trong ngân hàng là gì?
Ở trên, các bạn đã biết về khái niệm và công việc của những người làm công việc RM trong ngân hàng là gì? Vậy những tiêu chí nào để giúp bạn trở thành một Relationship Manager chuyên nghiệp và giỏi? Mời bạn cùng theo dõi tiếp:
Có trình độ học vấn và kinh nghiệm
Để ứng tuyển vị trí RM trong ngân hàng, bạn cần có tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hoặc các văn bằng tương đương có liên quan đến nghề ngân hàng. Đồng thời, bạn cũng cần còn có kiến thức về thực hành quản trị quan hệ khách hàng.
Ngoài bằng cấp và kiến thức, nhân viên quản trị quan hệ cũng phải có kinh nghiệm làm việc tại các vị trí tương đương hoặc công việc liên quan đến những vấn đề cá nhân.
Có kỹ năng về giao tiếp, đàm phán
Bên cạnh kiến thức và kinh nghiệm, người làm Relationship Manager còn phải có thêm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp tốt, xử lý mọi tình huống giao tiếp xảy ra hoàn hảo.
- Có thái độ giải quyết vấn đề tốt, có kỹ năng thuyết phục, đàm phán với khách hàng.
- Có tư duy chiến lược, làm việc theo nhóm, lãnh đạo. Có khả năng phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách khoa học, nhanh gọn, hiệu quả.
Có tính cách tích cực
- Những người có thể làm công việc RM cần có tính năng động, tràn đầy năng lượng.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm với công việc của mình.
- Biết cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với khách hàng những khó khăn mà khách gặp phải.
Mức thu nhập của nhân viên Relationship Manager bao nhiêu?
Thắc mắc về RM trong ngân hàng là gì, không ít người cũng muốn biết mức thu nhập của chuyên viên quản trị quan hệ (RM) là bao nhiêu. Và bạn cũng đang muốn biết đúng không, câu trả lời là đây.
Trung bình, thu nhập của một chuyên viên RM hiện nay dao động từ 15 - 30 triệu đồng/tháng. Mức chênh lệch này được căn cứ dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng và hiệu quả công việc mang lại. Do đó, mức lương các Relationship Manager được hưởng còn có thể được tăng cao hơn.
Với những người mới hoặc kinh nghiệm làm Relationship Manager trong ngân hàng dưới 1 năm thì mức lương sẽ từ 8-12 triệu đồng/tháng. Còn với những người đã làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ ổn định thì số tiền lương hàng tháng được nhận lên đến trên 35 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức lương khá cao so với mặt bằng chung của thị trường lao động Việt Nam.
Học gì để trở thành chuyên viên quản trị quan hệ trong ngân hàng?
RM trong ngân hàng một công việc không hề dễ, nên nếu muốn làm công việc này bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn và bằng cấp.
Để theo nghề RM (quản trị quan hệ) tại các ngân hàng, bạn phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh hay các ngành khác có liên quan tới ngành ngân hàng tại các trường như ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng…. Phải nắm chắc những kiến thức cơ bản về quản trị, quan hệ khách hàng, phương pháp nghiên cứu thị trường mới có cách tìm kiếm và tiếp cận khách hàng một cách hoàn hảo.
Bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn về quản trị quan hệ thì bạn cần có thành thạo tiếng Anh và tin học. Do đó, nếu là bạn có chuyên môn nghiệp vụ và lại có thêm những kỹ năng mềm khác thì cơ hội trở thành chuyên viên quản trị quan hệ trong các ngân hàng không còn quá xa nữa.
Tìm việc RM nhanh và hiệu quả ở đâu?
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí chuyên viên Relationship Manager của các ngân hàng ngày càng nhiều, nhất là những ngân hàng thương mại. Khi nhu cầu của khách khó hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng cần có các biện pháp điều chỉnh nghiệp vụ kịp thời. Từ đó, cần bổ sung thêm cách chuyên viên có trình độ chuyên môn để phát triển khách hàng.
Nếu như đã có kinh nghiệm, kỹ năng bạn có thể thử sức với công việc Relationship Manager tại các ngân hàng. Bạn có thể tìm kiếm việc làm, tìm ứng viên ngành RM trên nhiều kênh khác nhau như tại website của ngân hàng, trên mạng xã hội… hoặc các website tìm việc làm như Careerlink.vn.
Đến đây, bạn đọc cũng đã hiểu rõ về RM trong ngân hàng là gì. Hy vọng rằng, những chia sẻ này sẽ rất hữu ích với mọi người. Và đừng quên truy cập Careerlink.vn mỗi ngày để đón đọc những bài viết mới nhé.
Thúy Vui