Retained Earnings là gì? Đây là một thuật ngữ mà kế toán và các nhà quản trị doanh nghiệp phải hiểu để sử dụng nó hiệu quả. Trong bài viết này, JobsGO sẽ giúp bạn nắm được các thông tin bổ ích nhất về Retained Earnings.
1. Retained Earnings là gì?
Retained Earnings được viết tắt thành RE có nghĩa tiếng Việt là “lợi nhuận giữ lại”. Hiểu đơn giản thì nó là phần lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp đã trừ đi các khoản phân chia cho cổ đông và nộp thuế cho Nhà nước.
Trong bảng cân đối kế toán, Retained Earnings chính là phần vốn của chủ sở hữu vào cuối kỳ kế toán. Lợi nhuận giữ lại được dùng cho mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ và chi trả cho các tài sản cố định, vốn lưu động.
2. Đặc điểm của Retained Earnings
Đặc điểm của Retained Earnings là gì? Hãy cùng JobsGO đi tìm hiểu đặc điểm chính của RE dưới đây:
- Retained Earnings chính là khoản thu nhập thặng dư mà một doanh nghiệp kiếm được từ đầu tư và hoạt động kinh doanh của mình.
- Giá trị Retained Earnings dương cho thấy doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả và sinh lời. Nhưng ngược lại, nếu giá trị Retained Earnings âm có nghĩa doanh nghiệp đang thua lỗ.
- Khi Retained Earnings có xu hướng gia tăng trong các kỳ kế toán, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, đầu tư đúng hướng. Doanh nghiệp nên tiếp tục hướng đầu tư đó để mang về nhiều lợi nhuận hơn nữa.
- Khi Retained Earnings có doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống trong các kỳ kế toán, nó chứng tỏ doanh nghiệp đang tồn tại những khoản nợ ròng, lợi nhuận thu về không đủ để bù đắp cho các khoản nợ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Retained Earnings
Các yếu tố ảnh hưởng đến Retained Earnings là gì? Lợi nhuận giữ lại chịu ảnh hưởng bởi Lợi nhuận giữ lại ban đầu (RE ban đầu), cổ tức và thu nhập ròng. Chi tiết như sau:
3.1 RE ban đầu
Đây chính là khoản lợi nhuận giữ lại ban đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến Retained Earnings của doanh nghiệp. Bởi vì RE cuối cùng kỳ kế toán này sẽ là RE đầu kỳ kế toán tiếp theo. Lợi nhuận giữ lại cũng sẽ được thực hiện cộng dồn theo RE đầu kỳ.
RE đầu kỳ có thể âm, dương hoặc bằng 0, cụ thể:
- Nếu RE đầu kỳ dương cho thấy kỳ kế toán trước doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư có lãi.
- Nếu RE đầu kỳ âm tức là kỳ kế toán trước của doanh nghiệp có những khoản lỗ ròng.
- Nếu RE bằng 0 tức là doanh nghiệp không có lợi nhuận, nhưng cũng không thua lỗ.
3.2. Thu nhập ròng
Khi mức thu nhập ròng của doanh nghiệp biến thiên sẽ ảnh hướng đến Retained Earnings. Trong trường hợp thu nhập ròng tăng thì lợi nhuận giữ lại tăng, ngược lại, nếu thu nhập ròng giảm thì Retained Earnings thâm hụt.
Thu nhập ròng cũng chịu sự chi phối của: Giá vốn hàng hóa, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, doanh thu, chi phí khấu hao,… Khi các yếu tố này biến động, khiến thu nhập ròng biến động theo và ảnh hưởng đến sự tăng, giảm của RE.
Xem thêm: Net Income là gì? Ví dụ và cách tính thu nhập ròng đơn giản
3.3. Cổ tức
Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại chính là cổ tức. Đây là phần chia cho các cổ đông của doanh nghiệp. Thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức trả cổ tức là: Trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt.
- Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu: Cổ đông nhận được thu nhập là cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp. Hình thức này giúp doanh nghiệp giảm được dòng tiền, không làm giảm tiền mặt và RE. Số lượng cổ phiếu càng gia tăng thì giá trị của mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống.
- Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt: Trả tiền mặt tức là trả bằng dòng tiền ra cho cổ đông. Hình thức này làm giảm tiền mặt trong bảng cân đối kế toán, dẫn tới giảm RE của doanh nghiệp.
Xem thêm: Dividend là gì? Hình thức & thời hạn trả cổ tức (Dividend)
4. Phân biệt giữa Retained Earnings và Distributed Earnings
JobsGO sẽ phân tích để bạn hiểu được sự khác nhau của chúng như sau:
Distributed EarningsRetained Earnings- Là lợi nhuận chưa phân phối, nó đại diện cho kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Distributed Earnings (DE) cũng là lợi nhuận sau thuế, nhưng nó chưa được chia cho các cổ đông góp vốn, chưa trích cho các quỹ.
- Distributed Earnings phản ánh về tình hình lãi, lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá trị DE > RE.
- Là lợi nhuận giữ lại, nó là khoản còn lại sau khi doanh nghiệp đã chia cổ tức cho cổ đông, nộp thuế.
- Retained Earnings được dùng vào mục đích đầu tư mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
- Retained Earnings bằng Distributed Earnings trừ đi toàn bộ các chi phí phải trả cho nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Giá trị RE < DE.
5. Lợi ích và hạn chế của Retained Earnings
Retained Earnings cũng tồn tại những lợi ích và hạn chế. Chi tiết sẽ được JobsGO chia sẻ dưới đây:
5.1. Lợi ích
Lợi ích của Retained Earnings là gì? Nó không chỉ giúp xây dựng niềm tin cho các cổ đông và định hướng phát triển doanh nghiệp bền vững mà còn có nhiều lợi ích khác. Cụ thể như sau:
- Retained Earnings giúp doanh nghiệp có một khoản dự phòng để đối phó với các bất trắc có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất. Việc chủ động về vốn giúp doanh nghiệp hạn chế đi vay vốn, vì vậy không có các khoản lãi suất phải trả và công việc cũng được giải quyết nhanh chóng hơn.
- RE tạo nguồn vốn giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục và phát triển ổn định, lâu dài.
- RE là tiền mặt nên có tính thanh khoản cao. Do đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt dễ dàng các cơ hội đầu tư để mở rộng quy mô, hoạt động thu về nhiều lợi nhuận hơn nữa.
- Retained Earnings không có nhiều thay đổi sẽ khiến phần cổ tức chia cho các cổ đông ổn định. Vì vậy mà chính các cổ đông cũng giảm được một khoản phải chi cho thuế trên cổ tức nhận được.
5.2. Hạn chế
Bên cạnh những lợi ích, Retained Earnings cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Khi chi RE sẽ phải tuân theo quy định của nhà quản trị doanh nghiệp. Nếu số tiền không được dùng đúng với kỳ vọng của cổ đông thì sẽ gây mâu thuẫn.
- Doanh nghiệp tích trữ Retained Earnings có thể khiến chi phí đại diện tăng do mâu thuẫn giữa cổ đông với nhà quản trị.
- Tiền mặt không đầu tư sẽ có mức lãi suất sinh lời thấp. Do đó, doanh nghiệp giữa khoản RE không đầu tư hoặc gửi ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển tốt để thu về lợi nhuận lớn hơn.
Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Nhà đầu tư mới cần nắm bắt thông tin gì?
6. Cách tính Retained Earnings
Retained Earnings được tính bằng công thức sau:
RE = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng - Cổ tức
Như vậy, khi một công ty tạo ra lợi nhuận giữ lại sẽ phải chia một phần cho cổ đông như một phần thưởng dành cho việc đầu tư của họ vào doanh nghiệp. Nhiều khu vực pháp lý trên thế giới không đánh thuế với cổ tức mà chỉ thu thuế vào lợi nhuận của cổ phiếu.
7. Làm sao để sử dụng Retained Earnings hiệu quả?
Các doanh nghiệp sẽ có những cách sử dụng Retained Earnings khác nhau. JobsGO sẽ chia sẻ cách hiệu quả nhất như sau:
- Phân phối toàn bộ hoặc một phần Retained Earnings cho các cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp dưới dạng cổ tức.
- Dùng Retained Earnings đầu tư cho việc mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Mở thêm các chi nhánh mới ở nhiều khu vực, tăng nguồn lực cho việc sản xuất ra sản phẩm, phát triển đa dạng các kênh bán hàng để tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn,…
- Đầu tư RE vào phân khúc sản phẩm mới dựa vào tiềm năng thực tế để tạo ra các biến động cho thị trường.
- Dùng Retained Earnings vào các việc hợp nhất hoặc hợp tác đầu tư để doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Dùng RE để mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
- Dùng lợi nhuận giữ lại để trả các khoản nợ còn tồn đọng, khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp khi kinh doanh, sản xuất.
Như vậy, kiến thức mà JobsGO chia sẻ trong bài chắc chắn đã giúp bạn hiểu cực kỳ rõ Retained Earnings là gì. Hy vọng nó giúp các bạn trong việc sử dụng RE hiệu quả cho doanh nghiệp.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: