Công ty Cổ phần Hàng không VietJet hay được gọi tắt là VietJet Air, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng không. VietJet Air niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM, với mã chứng khoán là VJC.
Trong năm 2024, Vietjet dự kiến chào bán 18,5 triệu cổ phiếu để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu. Vì thế, bài viết này sẽ mang đến những thông tin quan trọng về mã cổ phiếu này để bạn tìm hiểu để đưa ra những nhận định cổ phiếu VJC chính xác nhất để có quyết định đầu tư đúng đắn.
Từ khi niêm yết, cổ phiếu VJC chứng kiến khá nhiều đợt sóng tăng - giảm với biên độ dao động rất mạnh. Trong bối cảnh thế giới đang dần lấy lại trạng thái bình thường sau dịch bệnh, rất nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu hàng không, trong đó có cổ phiếu của VJC của VietJet Air.
I. Thông tin Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet
1. Thông tin về VietJet
VietJet Air hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, cung cấp đường bay nội địa và quốc tế cùng dịch vụ vận tải hàng không và hàng hóa tiêu dùng. Công ty thành lập ngày 23 tháng 07 năm 2007 với số vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng bởi 3 cổ đông chính là tập đoàn T&C, Sovico Holdings và HDBank.
Thông tin tổng quan về công ty Cổ phần Hàng không VietJet
Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và được cấp Chứng nhận An toàn Khai thác Quốc tế (IOSA).
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là vận chuyển hàng không, ngoài ra, còn cung cấp thêm các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thông qua một số ứng dụng công nghệ.
Vietjet hiện đang khai thác ở 95 đường bay quốc tế, 48 đường bay nội địa, với 78 tàu bay A320, A321 và A330, thực hiện trên 400 chuyến bay mỗi ngày và vận chuyển trên 100 triệu lượt hành khách. Trong thời gian sắp tới, công ty tiếp tục kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tên công ty: CTCP Hàng không Vietjet
Trụ sở chính: 302/3 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Website: www.vietjetair.com
Điện thoại: (24) 710-86668
Email: [email protected]
2. Lịch sử hình thành và mô hình kinh doanh
Tháng 11/2007, công ty được thành lập bởi 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và HDBank với số vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng. Đến tháng 12/2007, Vietjet chính thức được cấp giấy phép hoạt động.
Trong giai đoạn từ 2008 đến tháng 06/2011, Vietjet nhiều lần hoãn thời gian cất cánh do tranh chấp vấn đề mua bán cổ phần, tranh chấp thương hiệu.
05/12/2011, Vietjet mở bán vé đợt vé đầu tiên và chuyến bay đầu tiên được thực hiện là vào ngày 25/12/2011 với chặng bay từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
Ngày 10/02/2013, hãng bay chính thức mở đường bay quốc tế đầu tiên đến Bangkok, Thái Lan
Năm 2014, ra mắt CTCP VietJet Air Cargo và CTCP Thai VietJet Air
Ngày 23/05/2016, Vietjet ký thỏa thuận thuê mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 của một công ty Mỹ với trị giá hợp đồng là 11.3 tỷ USD
Ngày 28/02/2017, hãng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán VJC. Với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và giá chào sàn 90.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa đạt 27.000 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD, chiếm 1,5% vốn hoá của HOSE (1,63 triệu tỷ đồng tính tới 15/2/2017), nằm trong danh sách VN 30 - doanh nghiệp lớn nhất sàn HOSE. Vietjet là doanh nghiệp Việt đầu tiên giới thiệu cổ phiếu theo chuẩn mực và quy trình quốc tế (Reg S).
Hoạt động và chiến lược kinh doanh của VietJet Air
Trong quá trình hoạt động của mình, VietJet Air nhiều lần giành được nhiều giải thưởng như Top 50 Hãng hàng không dẫn đầu thế giới về chỉ số tài chính (do Air France Journal bầu chọn), Top 10 Hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất thế giới (do Airlines Ratings bình chọn), Sản phẩm Fintech mới tốt nhất năm 2022 (theo Tạp chí The Global Economics Times)…
Vietjet theo đuổi mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ, với tiêu chí “bình dân hóa” máy bay cho đại đa số người dân Việt Nam. Để làm được điều này, Vietjet phải cắt bỏ gần như toàn bộ các dịch vụ gia tăng trên mỗi chuyến bay.
Phân khúc khách hàng mục tiêu là những khách hàng tầm trung hoặc thấp, đề cao tiết kiệm chi phí, họ bỏ qua tất cả các nhu cầu khác như dịch vụ ăn uống, giờ giấc, giải trí, chăm sóc chu đáo…
Rất nhiều khách hàng phàn nàn về việc trì hoãn giờ bay của Vietjet, tuy nhiên để có thể phát sinh giá rẻ thì việc đúng giờ trong các chuyến bay của VJC thực sự rất khó.
Tần suất bay được hãng khai thác tối đa bằng cách giảm thời gian nghỉ của đội bay, tiếp theo là tăng số lượng chỗ ngồi mỗi chuyến, VJC sẵn sàng dồn khách hàng sang một chuyến khác nếu như số lượng hành khách quá ít. Ngoài ra, hãng đầu tư mua các loại máy bay thế hệ mới, với tuổi thọ ngắn đế giảm tối đa chi phí nhiên liệu và chi phí bảo trì bảo dưỡng.
3. Ban lãnh đạo của công ty
Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 có 9 thành viên:
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT
Phó Chủ tịch HĐQT
- Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hà
- Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn - thành viên HĐQT độc lập
Thành viên HĐQT có:
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng
- Tiến sĩ Đinh Việt Phương - Tổng giám đốc Công ty
- Thạc sĩ Hồ Ngọc Yến Phương - Phó Tổng Giám đốc Tài chính
- Ông Donal Joseph Boylan - thành viên HĐQT độc lập
- Thạc sĩ Lưu Đức Khánh - thành viên HĐQT
- Thạc sĩ Chu Việt Cường
Ban lãnh đạo đứng sau sự thành công của Vietjet
II. Nhận định cổ phiếu VJC trong năm 2024
1. Cổ phiếu VJC trên sàn chứng khoán
Mã cổ phiếu: VJC
Ngành: Dịch vụ tiêu dùng - Hàng không chở khách
Sàn giao dịch: sàn HOSE
Ngày niêm yết: 28/02/2017
Vốn hóa thị trường: 56,165.10 tỷ đồng
EPS cơ bản: -3.50 nghìn đồng
EPS pha loãng: -3.50 nghìn đồng
P/E: -29.59
Giá trị sổ sách/ cp: 29.05 nghìn đồng
P/B: 3.69 KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 616,740
KLCP đang niêm yết: 541,611,334
KLCP lưu hành: 541,611,334
P/E của cổ phiếu VJC có giá trị -29.59
2. Lịch sử giá cổ phiếu VJC
Lịch sử giá cổ phiếu VJC từ 2017 đến nay
Giá cổ phiếu Vietjet thấp nhất ghi nhận vào ngày 28/02/2017 là 60.700đ/cổ phiếu. Giai đoạn 2018 - 2019 ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ. Mức giá cao nhất là 184.840đ/cổ phiếu, ghi nhận vào ngày 2/4/2018.
Trong 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19, ngành hàng không bị thiệt hại, trong đó có Vietjet Air. Giá cổ phiếu VJC giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao, từ 100.000đ hơn 135.000đ/cổ phiếu.
Bước sang năm 2022, giá cổ phiếu tăng trở lại, lên 147.000đ/cổ phiếu vào 21/2/2022. Từ tháng 03/2022, cổ phiếu VJC xuống dốc. Hiện tại, giá giảm nhẹ ở mức 103,700đ/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 07/03/2024.
III. Phân tích, nhận định cổ phiếu VJC mới nhất
Dưới đây là nhận định cổ phiếu VJC mới nhất:
- P/E của cổ phiếu VJC có giá trị -29.59 kéo theo việc EPS cơ bản: -3.50 nghìn đồng, EPS pha loãng: -3.50 nghìn đồng nhưng giá cổ phiếu vẫn duy trì ở mức ổn định trên 100.000 đồng/ cổ phiếu nguyên nhân có thể là do Công ty Cổ phần hàng không Vietjet quyết định triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong năm 2024 khiến các nhà đầu tư có tâm lý e ngại xuống tiền.
- P/B 3,69 thể hiện Công ty Cổ phần hàng không Vietjet đang kinh doanh rất tốt trong hiện tại và tương lai. Do đó, nhà đầu tư có thể bỏ ra số tiền cao hơn giá ghi sổ để mua.
IV. Cách đọc báo cáo tài chính VJC cho nhà đầu tư mới
Đọc kỹ từng phần của báo cáo, đặc biệt chú ý đến các chỉ số tài chính
Để đọc báo cáo tài chính của VJC, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Đầu tiên, tìm và truy cập trang web chính thức của VJC hoặc trang web của Sở giao dịch chứng khoán để tìm thông tin về báo cáo tài chính của công ty.
- Tìm và tải xuống báo cáo tài chính mới nhất của VJC, bao gồm báo cáo lợi nhuận và lỗ lãi, bảng cân đối kế toán, báo cáo dòng tiền và chú thích kèm theo.
- Đọc kỹ từng phần của báo cáo, đặc biệt chú ý đến các chỉ số tài chính như doanh số bán hàng, lợi nhuận ròng, nợ phải trả, tài sản cố định và vốn chủ sở hữu.
- So sánh các chỉ số tài chính của VJC với các công ty cùng ngành hoặc với các thông tin thị trường để đánh giá vị thế tài chính của công ty.
- Đặt câu hỏi và tìm hiểu sâu hơn về báo cáo tài chính của VJC để hiểu rõ hơn về hiệu suất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.
Để biết thông tin chi tiết và chính xác hơn, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với nhà quản lý hoặc bộ phận tài chính của VJC hoặc tìm sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính.
V. Đánh giá tiềm năng cổ phiếu VJC năm 2024
HĐQT Công ty Cổ phần hàng không Vietjet vừa ban hành nghị quyết liên quan đến triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Vietjet sẽ chào bán 18,5 triệu cổ phiếu để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động. Giá chào bán dự kiến là 100.000 đồng/cổ phiếu.
Thời gian thực hiện dự kiến sẽ diễn ra trong quý 1 và 2/2024; cổ phiếu sau chào bán hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Có hai nhà đầu tư dự kiến mua cổ phiếu phát hành đợt này là CTCP Quản lý Quỹ Leadvisors và CTCP Quản lý Quỹ đầu tư FPT.
Tổng số tiền thu được là 1.850 tỷ đồng, dự kiến dùng 70% khoảng 1.295 tỷ đồng để thanh toán tiền đặt cọc mua tàu bay; 30% còn lại khoảng 555 tỷ đồng để thanh toán tiền thuê tàu và thuê mua động cơ tàu bay. Thời gian giải ngân sẽ diễn ra trong năm 2024.
Trước đó, HĐQT VJC quyết định tạm hoãn phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 để ưu tiên chào bán riêng lẻ. Thời hạn và phương án chia cổ tức thực hiện sau khi phát hành thành công.
Trong quý 4 năm 2023, Vietjet thu 18.797 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 49% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu vận chuyển hành khách tăng gần gấp đôi so với quý 4 năm 2022, ở mức 11.085 tỷ đồng. Doanh thu phụ trợ và vận chuyển hàng hóa đạt 18.900 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2022, góp 40% tổng doanh thu vận chuyển hàng không. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ gộp 102 tỷ đồng trong quý cuối năm.
Theo báo cáo, doanh thu quý 4 năm 2023 của VJC tăng 48% khoảng 2.727 tỷ đồng, các chi phí khác đều tăng so với cùng kỳ. Trong đó chi phí tài chính tăng 32%, khoảng 1.464 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 78%, khoảng 765 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2,8 lần, khoảng 552 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các loại chi phí, Vietjet báo lãi 151 tỷ đồng trong quý 4 năm 2023 trong khi cùng kỳ lỗ 2.449 tỷ đồng.
Xem thêm: Đầu tư cổ phiếu là gì?
Tính chung cả năm 2023, ghi nhận doanh thu 2023 đạt 62.500 tỷ đồng tăng 56% so với năm 2022, lợi nhuận sau thuế đạt 344 tỷ đồng. Vietjet vượt 24% mức doanh thu năm đề ra số tiền 50.178 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận chỉ bằng 6% so với mục tiêu đề ra là 1.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Vietjet hơn 84.600 tỷ đồng, tăng gần 25% so với đầu năm, do đầu tư thêm 3 máy bay A321 NEO thế hệ mới. Số dư tiền và tương đương tiền 5.021 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước.
Có nên đầu tư cổ phiếu VJC trong năm 2023?
Nợ phải trả ở mức 69.048 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn 36.187 tỷ đồng, nợ dài hạn 32.861 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023, nợ 13.832 tỷ đồng trái phiếu. Chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 2 lần so với mức thông thường trên thế giới và chỉ số thanh khoản 1,24 lần ở mức tốt trong ngành hàng không.
Về hoạt động bay, năm 2023 Vietjet đã khai thác 133.000 chuyến bay, vận chuyển 25,3 triệu lượt hành khách chưa kể Vietjet Thái Lan, trong đó có hơn 7,6 triệu khách quốc tế, tăng 183% so với 2022.
Bên cạnh đó, Vietjet mở mới 33 đường bay quốc tế và quốc nội, nâng tổng số đường bay lên 125 đường bay. Trong đó có đến 80 đường bay quốc tế và 45 quốc nội. Các chuyến bay đạt hệ số sử dụng ghế bình quân tới 87% và 99,72% độ tin cậy kỹ thuật. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 81,5 nghìn tấn, tăng 73% so với cùng kỳ.
III. Cách mua cổ phiếu VJC uy tín, nhanh chóng
Bạn có thể mua cổ phiếu VJC thông qua một số công ty chứng khoán như: VCBS, MBS, VnDirect, SSI, Mirae Asset… giao dịch thông qua ứng dụng tài chính mà họ cung cấp.
Bước đầu tiên, bạn tới các công ty chứng khoán này để hoàn tất thủ tục mở tài khoản chứng khoán. Sau đó, nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình. Tùy thuộc vào số lượng cổ phiếu mà bạn muốn để quy ra số tiền tương đương, cộng thêm khoản phí giao dịch mà mỗi công ty chứng khoán sẽ có quy định riêng.
Như vậy, VietJet luôn được người Việt nhớ đến thương hiệu với đặc điểm “hãng hàng không giá rẻ”. Hi vọng trong tương lai, VietJet vẫn có đủ tiềm lực và tài chính để theo đuổi chiến lược kinh doanh này, và cổ phiếu VJC sẽ càng tăng trưởng hơn nữa, trở thành một mã cổ phiếu hấp dẫn cho đầu tư dài hạn.
Xem ngay: Hướng dẫn mua cổ phiếu đơn giản, an toàn cho người mới