Lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp là chỉ số giúp doanh nghiệp biết được tình hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hay không. Bài viết dưới đây MISA meInvoice sẽ giới thiệu tổng quan về lợi nhuận gộp và cách tính lợi nhuận gộp mới nhất.
1. Tổng quan về lợi nhuận gộp (gross profit)
1.1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp (Gross profit)là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán hàng hóa/dịch vụ từ nguồn thu của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận gộp thường được xuất hiện tại bảng sao kê thu nhập, báo cáo của các doanh nghiệp, mỗi đơn vị sản xuất hay kinh doanh sẽ có các chi phí lao động khác nhau như:
- Chi phí nhân công
- Chi phí vận chuyển
- Chi phí nhập kho
- Chi phí mua nguyên vật liệu…
- Khấu hao các thiết bị trên thời gian sử dụng
- Chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất
1.2. Tính lợi nhuận gộp để làm gì?
Lợi nhuận gộp là chỉ số được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên do quá trình sản xuất, kinh doanh thường nhiều giai đoạn và thành phần nên doanh nghiệp cần lưu ý để tránh nhầm lẫn lợi nhuận gộp và lãi lỗ.
Ngoài ra, chỉ số lợi nhuận còn phản ánh các nội dung như:
- Lợi nhuận gộp là chỉ số phản ánh sự thành công của doanh nghiệp, tác động đến việc quyết định doanh nghiệp có nên mở rộng quy mô hay không.
- Là cơ sở để so sánh và đánh giá so với các đối thủ cạnh tranh, nếu doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tốt hơn so với các đối thủ khác sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp đó đang ổn định.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhỏ, việc thống kê các chi phí hỗ trợ đánh giá chính xác tình hình hoạt động của đơn vị, từ đó giúp kiểm soát chi phí và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
1.3. Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
Dưới đây là bảng phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng:
Phân biệtLợi nhuận gộp (Gross Profit)Lợi nhuận ròng (Net Profit)Định nghĩa Là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán hàng hóa/dịch vụ từ nguồn thu của doanh nghiệp. Là chỉ số lợi nhuận sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Công thức Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp Ý nghĩa Cho biết số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sản xuất hàng hoá/ dịch vụ. Cho biết số tiền cuối cùng mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi tất cả các chi phí Mức độ quan trọng Có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất và giá cả sản phẩm. Giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư đưa ra những đánh giá về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tính chất Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế>> Đọc thêm:Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính kèm ví dụ cụ thể
2. Cách tính lợi nhuận gộp
- Công thức lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:
Trong đó, doanh thu thuần được xác định như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu- Doanh thu thuần: Tổng doanh thu của doanh nghiệp thu về từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi thực hiện khấu trừ các khoản giảm trừ doanh thu
- Giá vốn hàng bán: Là tổng chi phí trực tiếp, được dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ đã bán của doanh nghiệp. Giá vốn bán hàng sẽ không bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản làm doanh thu thuần hay doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu, hàng bị hồi, giảm giá hàng bán,…
Ví dụ tính lợi nhuận gộp cụ thể:
Báo cáo kết quả hoạt động của công ty A trong năm 2023 như sau:
Doanh thu hoạt động (đã khấu trừ các khoản giảm trừ doanh thu): 400 tỷ đồng
Giá vốn nguyên liệu: 200 tỷ đồng
Chi phí nghiên cứu và phát triển: 30 tỷ đồng
Khấu hao: 15 tỷ đồng
Tính lợi nhuận gộp của công ty A trong năm 2023.
Trả lời:
Căn cứ vào dữ liệu trên, ta có:
- Giá vốn hàng bán = Tổng chi phí hoạt động = 200 tỷ đồng + 30 tỷ đồng + 15 tỷ đồng = 245 tỷ đồng.
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán = 400 tỷ đồng - 245 tỷ đồng = 155 tỷ đồng.
3. Các yếu tố chính tác động đến lợi nhuận gộp
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp bao gồm:
- Doanh thu từ bán hàng và doanh số
Nếu doanh nghiệp tăng giá bán hàng hóa/dịch vụ một cách hợp lý và tối ưu hóa chi phí sản xuất và vận hành thì doanh thu từ bán hàng tăng và doanh số tăng theo. Từ đó, lợi nhuận gộp cũng sẽ tăng lên trong trường hợp giá vốn hàng hóa và dịch vụ không tăng nhiều hoặc giảm đi.
Trường hợp xảy ra các tác động của các yếu tố bên ngoài như chi phí lao động, chi phí vận chuyển tăng cao hay biến động giá cả thì doanh nghiệp có thể sẽ không thể tăng giá bán hàng hóa/dịch vụ hoặc giá vốn tăng lên. Trong trường hợp này, lợi nhuận gộp sẽ bị giảm đi.
- Giá vốn hàng hóa và dịch vụ
Giá vốn hàng hóa và dịch vụ bao gồm các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, quản lý, vận chuyển, lao động. Nếu giá vốn hàng hóa tăng thì lợi nhuận gộp sẽ giảm đi. Do vậy doanh nghiệp cần tìm cách để tối ưu hóa chi phí hoặc tăng giá bán để cải thiện chỉ số lợi nhuận gộp.
- Các chi phí sản xuất, hoạt động kinh doanh
Các chi phí sản xuất bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả lương nhân viên, chi phí sản xuất và các chi phí có liên quan khác.
Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí về quảng cáo, bán hàng, vận chuyển, giao hàng, chi phí phí quản lý…
Khi chi phí sản xuất hoặc chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên thì sẽ làm cho lợi nhuận gộp giảm xuống.
- Quản lý rủi ro và cải thiện hiệu suất
Nếu doanh nghiệp quản lý rủi ro hiệu quả bằng cách nhận biết, đánh giá làm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và đưa ra kế hoạch khắc phục hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm hàng hóa/dịch vụ. Điều này cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả chỉ số lợi nhuận gộp.
4. Cách tối ưu lợi nhuận gộp hiệu quả cho doanh nghiệp
Để tối ưu lợi nhuận gộp hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện một số cách dưới đây:
- Tối ưu hóa chi phí: Việc cắt giảm các chi phí không cần thiết giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và vận hành, tránh thất thoát, lãng phí và từ đó góp phần vào việc cải thiện lợi nhuận gộp.
- Tăng doanh số bán hàng: Doanh nghiệp cần nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm mới, kết hợp cùng các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các thị trường mới nhằm gia tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy lợi nhuận gộp tăng lên.
- Tăng giá bán sản phẩm: Việc gia tăng chất lượng sản phẩm cùng chính sách hậu mãi tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên việc này cần có sự điều chỉnh phù hợp với thị trường để tránh mất đi tệp khách hàng tiềm năng cũng như mất đi sự cạnh tranh về giá so với các đối thủ.
- Tăng năng suất lao động: Bên cạnh việc đào tạo nhân viên theo quy trình thì việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, tránh các sai sót và sai phạm của pháp luật.
Nắm bắt nhu cầu về việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong quản lý tài chính - kế toán cho doanh nghiệp, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA được thiết kế đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, giải quyết tối ưu các vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải: Phát hành, Lưu trữ, quản lý, tìm kiếm,…hóa đơn.
Hàng loạt báo lớn như: VnExpress, Dân trí, Cafebiz, ITCnews, Tạp chí Thuế… đã nhận định rằng MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử an toàn nhất, dễ sử dụng nhất, là giải pháp hóa đơn điện tử hàng đầu Việt Nam với các tính năng ứng dụng vượt trội:
- Phát hành và tra cứu hóa đơn mọi lúc mọi nơi ngay cả trên Mobile
- Chẳng lo nhập lại dữ liệu, tối giản hóa quy trình khi kết nối thông minh mới phần mềm kế toán phổ biến nhất, phần mềm bán hàng được ưa chuộng nhất và các phần mềm quản trị khác.
- Tuyệt đối bảo mật nhờ công nghệ Blockchain bản quyền
- Chất lượng chuyên môn tư vấn cao, hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình sử dụng của khách hàng.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại: