Mở cửa mả còn được gọi là lễ khai mộ, đây là một trong những phong tục truyền thống của người Việt. Xuất hiện nhiều hơn trong văn hóa của người miền Nam, tục lệ này có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Hiện nay tục mở cửa mả vẫn được mọi người duy trì thực hiện, nghi thức này không thể thiếu đối với những gia đình có người vắn số.
Sau khi đã an táng được 3 ngày thông thường gia chủ sẽ làm lễ mở cửa mả tại phần mộ của người đã khuất. Có nhiều người còn mê tín đặt ra quan niệm rằng: người đã khuất khi được an táng dưới mộ dù bằng xi măng hay mộ đất thì vong linh sẽ không được siêu thoát mà chỉ quanh quẩn dưới mộ sâu. Chính vì quan niệm đó nên mới phải làm lễ mở cửa mả để cho vong linh đó có thể thoát khỏi phần mộ về chốn siêu thoát.
Trong lúc làm lễ thì gia chủ phải chuẩn bị sẵn một con gà con dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người đã khuất nghe thấy tiếng gà kêu thì sẽ thức tỉnh. Bởi họ quan niệm rằng người đã khuất sẽ ngủ mãi mãi nếu không có tiếng gà đánh thức. Còn gà con mang biểu tượng cho hình ảnh thiếu vắng tình thương cha mẹ, nếu người quá cố chưa có vợ (chồng) mà còn trẻ thì không nhất thiết phải có con gà con.
Bên cạnh đó, gia chủ còn phải chuẩn bị một cái thang bằng tre, trúc hay bằng cây chuối có 7 thanh ngang chắn (nếu người đã khuất là đàn ông), 9 thanh ngang chắn (nếu người đã khuất là đàn bà). Với quan niệm rằng người đã khuất có thể leo lên huyệt mộ một cách dễ dàng hơn. Người cúng còn phải chuẩn bị 2 bình bông, 2 dĩa trái cây (1 cúng vong linh, 1 cúng đất), 3 ông trúc dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần), 6 chén chè, 2 đĩa xôi, 1 bộ tam sên (trứng, thịt, tôm), 7 cái chung, 1 bình trà, 1 xị rượu, 18 con chim bồ để phóng sanh
Tuy nhiên theo đạo Phật, không có lễ mở cửa mả mà chỉ có lễ an vị mộ. Nghĩa là sau khi chôn cất ba ngày, con cháu sẽ ra mộ thăm viếng đắp sửa phần mộ cho chu đáo, vì trong ngày an táng gia đình bận rộn nên mọi việc đắp mộ đều giao cho người phụ trách công việc này làm. Trong khi tang quyến phải rước vong về nhà làm lễ an sàng, sợ rằng người phụ trách công việc đắp mộ làm không kỹ lưỡng, do đó mới ra thăm mộ kiểm tra sửa sang lại. Đồng thời tang quyến nhân đây làm lễ cúng vái tỏ lòng thương nhớ.
Không cần đem theo gà, mía vì đó chỉ là hình thức tượng trưng hiếu đạo của nhà Nho, chỉ cần hoa trái xôi chè để cúng ở mộ là đủ. Riêng quan điểm của Nho gia, 3 ngày sau khi có người thân qua đời thì gia tộc phải khóc than tỏ lòng thương tiếc. Nhiều gia đình có người ở xa thường làm lễ “xả tang” trong ngày mở cửa mả để không phải có mặt trong những lần cúng tiếp theo như cúng 7 ngày, 21, 49. 100 ngày không phải để tang người chết nữa. Khi đó, thầy tụng vừa tụng kinh vừa lấy cây lược chải đầu và cắt một nhúm tóc nhỏ của người được xả tang.
Đạo Phật không đặt nặng hình thức chỉ chú trọng vào thực tế, người sống nếu thật lòng thương nhớ người đã khuất thì phải làm các việc phước thiện như tụng kinh niệm Phật, cúng dường Tam bảo, bố thí, phóng sanh… hồi hướng công đức cho người đã khuất, như thế vong linh mới an lạc, siêu thoát.
Tuy có phần nặng về tâm linh siêu nhiên nhưng tục lệ nầy đã và đang được rất nhiều cư dân Nam bộ duy trì từ hàng trăm năm qua như một sự tưởng nhớ với người quá cố.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline: 0901 39 53 79
#Haccanhvien #hoaviennghiatranghaccanhvien.com #haccanhvien.com #nghiatrangdatongiao #nghiatrangtaiLongAn #miencuclac #nghiatrangbamatgiapsong #HCVdichvutantinh #NơiLưuGiữMiềnKýỨc 5 Lý do nên chọn Hạc Cảnh Viên: * Giáp ranh TP.HCM - Cách chợ Bến Thành 45 phút đi xe và cách Phú Mỹ Hưng 15 phút đi xe. * Thiết kế hiện đại và cao cấp. * Áp dụng công nghệ quản lý và lưu giữ ký ức tối ưu hàng đầu. * Dịch vụ chăm sóc trọn gói chất lượng cao. * Quy hoạch ổn định bền vững. - Thông tin liên hệ: Facebook: https://www.facebook.com/haccanhvien.nghiatrangcongnghe/ Website: http://hoaviennghiatranghaccanhvien.com/ https://haccanhvien.com/ Hotline: 0901.395.379.