1. Nợ chú ý là gì?
Khi vay vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, hoạt động trả nợ của bạn sẽ được Trung tâm tín dụng CIC (CIC) ghi lại và trở thành lịch sử tín dụng gắn liền với tài khoản vay. Trả nợ đủ và đúng hạn sẽ giúp lịch sử tín dụng tốt, ngược lại trả nợ trễ hạn sẽ bị CIC ghi nhận và phân loại dựa theo thời gian trễ nợ.
Phân loại nhóm nợ:
Nhóm 1: Dư nợ đạt chuẩn
Các khoản nợ thanh toán đúng hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày.
Nhóm 2: Dư nợ chú ý
Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán.
>>> Nợ chú ý muốn vay tín chấp? Đăng ký ngay tại đây:
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
Các khoản nợ trễ hạn từ 30 đến 90 ngày, hoặc đã điều chỉnh kỳ hạn nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, hoặc đã điều chỉnh kỳ hạn nhưng vẫn quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày, hoặc đã điều chỉnh kỳ hạn nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày.
Nhóm nợ chú ý (nhóm 2) là nhóm nợ với các khoản vay quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ đã điều chỉnh kỳ hạn thanh toán. Các nhóm nợ từ 3 đến 5 được xếp vào nhóm nợ xấu.
>>> Gợi ý xem thêm: Vay tín chấp không trả có bị truy tố trách nhiệm hình sự?
2. Nợ chú ý có vay tín chấp được không?
Lịch sử tín dụng là yếu tố quan trọng khi xét duyệt hồ sơ vay tín chấp, vì vay tín chấp không cần tài sản thế chấp, chỉ dựa trên uy tín của người vay. Vậy câu hỏi đặt ra là nợ chú ý có vay tín chấp được không trong bối cảnh mà điều kiện về lịch sử tín dụng trong vay tín chấp vô cùng khắt khe?
Vay tín chấp với nợ chú ý:
Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5): Hầu như không được hỗ trợ vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng để đảm bảo tránh nguy cơ mất vốn.
Nợ chú ý (nhóm 2):
Câu trả lời là có, nhưng hiện nay hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam không hỗ trợ cho vay với khách hàng có nợ chú ý do lo ngại rủi ro về khả năng trả nợ. Tuy nhiên, khách hàng có nợ chú ý vẫn có thể đăng ký vay tại các tổ chức tín dụng khác nếu có thể:
Trình bày lý do trễ nợ: Cung cấp lý do hợp lý cho việc trễ nợ.
Chứng minh năng lực tài chính: Cho thấy khả năng tài chính đủ mạnh để đảm bảo trả nợ đúng hạn.
Chứng minh sự uy tín: Đảm bảo uy tín cá nhân và cam kết trả nợ đúng hạn trong tương lai.
3. Giới thiệu địa chỉ vay tín chấp cho khách hàng có nợ chú ý
Bạn đang cần gấp một khoản tiền ngay trong ngày nhưng tài khoản vay lại dính nợ chú ý nên lo lắng không biết có thể vay ở đâu, vay như thế nào?
Tima, địa chỉ, hỗ trợ hồ sơ bị ngân hàng từ chối chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi: “Nợ chú ý có vay tín chấp được không?”. Nếu bạn đang cần tiền gấp, đừng ngần ngại gì mà không để lại thông tin theo mẫu form dưới đây để được hỗ trợ ngay lập tức nhé!