Giá trị của hàng hóa là một thuật ngữ được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm này. Vậy thì trong bài viết này, hãy cùng AnfinX tìm hiểu giá trị hàng hóa là gì? Giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu? Giá trị hàng hóa được quyết định bởi những yếu tố nào nhé!
Giá trị hàng hóa là gì?
Giá trị hàng hóa được hiểu là sự “kết tinh” của lao động hao phí thuộc về người sản xuất vào bên trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa cũng được xem là một thuộc tính quan trọng của hàng hóa. Giá trị hàng hóa được thực hiện khi 2 hàng hóa được trao đổi với nhau.
Ví dụ:
Để hiểu hơn về giá trị hàng hóa, bạn hãy nhìn vào ví dụ sau:
Chúng ta có 1 mét vải quy đổi được 5kg gạo.
Câu hỏi đặt ra: tại sao vải và gạo là hai loại hàng hóa thuộc 2 ngành khác nhau nhưng lại có thể trao đổi được với nhau theo tỷ lệ 1:5? Lý giải là 02 loại hàng hóa này đều có một điểm chung là sản phẩm từ lao động mà ra, chúng đều là kết tinh của hao phí lao động.
Mà hao phí lao động là cơ sở nhằm đánh giá tỷ lệ trao đổi của hai loại hàng hóa này. Cũng có nghĩa là thời gian lao động để người lao động tạo ra 1 mét vải bằng với thời gian lao động để người lao động tạo ra 5kg gạo. Do đó, giá trị hàng hóa của 2 loại sản phẩm này là như nhau.
Do đó, chúng ta có thể kết luận hàng hóa có hao phí lao động càng cao thì sẽ tỉ lệ thuận với giá trị hàng hóa. Ngoài ra, nếu như hàng hóa không tạo ra từ hao phí lao động thì cũng có nghĩa là hàng hóa đó không có giá trị.
Bên cạnh đó, hao phí lao động cũng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Từ đó dẫn đến giá trị hàng hóa cũng ảnh hưởng theo. Cụ thể có thể liệt kê 3 yếu tố sau:
Năng suất lao động: Năng suất lao động là tổng số lượng hàng hóa mà một người sản xuất được trong một khoảng thời gian nhất định. Ưu điểm là khi năng suất lao động càng cao thì số lượng hàng hóa tăng theo. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa sẽ bị giảm vì khi sản xuất càng nhiều thì thời gian và công sản xuất bỏ ra càng ít.
Yếu tố cường độ lao động: Yếu tố thể hiện mức độ hao phí của người sản xuất khi sản xuất hàng hóa. Giá trị hàng hóa sẽ không đổi bởi cường độ lao động do yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến hao phí lao động.
Độ phức tạp của hàng hóa: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến giá trị hàng hóa, hàng hóa có mức độ thi công, sản xuất càng phức tạp thì giá trị hàng hóa càng cao và ngược lại.
Tham khảo: “Tổng hợp các sản phẩm phái sinh hàng hóa hiện nay trên thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam”
Đặc trưng của giá trị hàng hóa
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua những yếu tố nào là câu hỏi mà nhiều người vô cùng quan tâm. Giá trị hàng hóa sẽ có những đặc trưng sau đây:
Giá trị là yếu tố thuộc tính chất xã hội của hàng hóa.
Giá trị nói chung là một phạm trù của lịch sử. Giá trị chỉ có thể tồn tại khi có sự sản xuất và trao đổi hàng hóa tại các phương thức sản xuất.
Giá trị hàng hóa cũng là biểu hiện của quan hệ kinh tế giữa những người lao động với nhau. Đồng thời nó cũng biểu hiện của quan hệ sản xuất trong xã hội. Trong nền kinh tế, giá trị hàng hóa chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, từ đó làm cho quan hệ kinh tế giữa con người trở thành quan hệ giữa vật với vật. Đó cũng là lý do gây ra sự sùng bái hàng hóa. Còn khi tiền tệ thì xuất hiện sự sùng bái hàng hóa này sẽ dần bị biến tướng thành sự sùng bái tiền tệ.
Không chỉ vậy, giá trị là cơ sở cũng là để xác định giá trị trao đổi, giá trị thay đổi kéo theo giá trị trao đổi cũng thay đổi.
Các thuộc tính của giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Mỗi thuộc tính đều mang đặc trưng riêng.
Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng được hiểu là những lợi ích, công dụng mà hàng hóa đem lại cho con người khi đem vào sử dụng. Đồng thời nó cũng là khả năng thỏa mãn một hoặc nhiều nhu cầu nào đó của con người (có thể là trong tiêu dùng cá nhân). Giá trị sử dụng của hàng hóa được thể hiện ra bên ngoài khi có con người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa, của cả. Những yếu tố này cấu thành bản chất của mọi của cải, không ngoại trừ hình thái xã hội của của cải đó. Ví dụ: giá trị sử dụng của tủ lạnh là làm lạnh vì chức năng của nó là cấp đông và bảo quản lạnh.
Giá trị sử dụng thường sẽ có những đặc trưng sau đây:
Một hàng hóa không bắt buộc chỉ có một giá trị mà có nhiều giá trị khác nhau.
Thuộc tính tự nhiên của một vật thể sẽ quyết định giá trị sử dụng hàng hóa. Do đó, nó cũng là một phạm trù vĩnh viễn.
Sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật cũng là yếu tố hàng đầu kéo theo sự đa dạng của hàng hóa ngày càng tăng. Do đó, giá trị hàng hóa ngày càng cao.
Giá trị hàng hóa cũng là yếu tố chỉ có thể trở thành hiện thực khi được sử dụng hoặc tiêu dùng.
Giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi được định nghĩa là số hàng hóa hoặc dịch mà chúng ta có thể đổi được từ một loại hàng hóa hoặc một dịch vụ khác trên thị trường, thường là quan hệ về số lượng. Chúng ta cũng có thể hiểu giá trị trao đổi chính là giá của hàng hóa. Các loại hàng hóa khác nhau đồng thời có thể trao đổi với nhau. Lý do là vì chúng có chung một thuộc tính là đều là sản phẩm lao động, thường được tạo ra từ hao phí lao động. Khi chúng ta trao đổi hàng hóa thì thực chất là chúng ta đang trao đổi hao phí lao động của chính hàng hóa đó. Ví dụ như khi trao đổi 1m với 3kg gạo thì thực chất chúng ta đang trao đổi 3 giờ làm ra 1m vải với 3 giờ sản xuất ra 5kg gạo.
Đặc trưng của giá trị trao đổi:
Giá trị trao đổi là một trong những yếu tố mang tính xã hội của hàng hóa
Giá trị trao đổi cũng là phạm trù lịch sử vì chỉ khi có sản xuất đồng thời trao đổi thì giá trị này mới tồn tại.
Giá trị trao đổi luôn có mối quan hệ mật thiết với giá trị sử dụng: tức là cái này thay đổi thì cái kia đồng thời cũng thay đổi.
Giá trị trao đổi biểu hiện quan hệ xã hội, có nghĩa là quan hệ giữa những người sản xuất.
Giá trị hàng hóa được tạo ra từ đâu?
Giá trị hàng hóa được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là bao gồm những yếu tố sau đây:
Lượng giá trị hàng hóa: được hiểu là lượng thời gian & công sức bỏ ra khi sản xuất ra hàng hóa của người lao động. Ví dụ: người thợ A mất khoảng 3 giờ để làm ra 3 sản phẩm, người thợ B lại mất 5 giờ thì mới có thể tạo ra 3 sản phẩm.
Lượng giá trị đặc biệt: đây được xem là bản nâng cấp của lượng giá trị hàng hóa vì lượng giá trị hàng hóa của mỗi người lao động là khác nhau (tùy theo tay nghề của từng lao động).
Lượng giá trị xã hội: ngoài thời gian và công sức thì trong quá trình sản xuất còn phải xét đến trình độ và tay nghề của những người lao động. Người lao động có kỹ thuật tốt hơn sẽ có lợi thế nhiều hơn.
Thời gian sản xuất lao động: nếu không có gì thay đổi thì thời gian sản xuất của 1 loại hàng hóa được xác định dựa vào yếu tố thời gian trung bình sản xuất ra hàng hóa đó của xã hội.
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu?
Nếu thắc mắc giá trị của hàng hóa được quyết định bởi yếu tố nào thì bạn phải đi tìm hiểu biểu hiện của giá trị hàng hóa. Câu trả lời chính là giá trị trao đổi của hàng hóa. Nếu đã là hàng hóa thì chắc chắn phải có giá trị sử dụng, song không phải vật nào có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa.
Hàng hóa được định nghĩa phải là sản phẩm của lao động được sản xuất và có thêm hoạt động trao đổi, mua bán, hay nói cách khác là phải có giá trị trao đổi trong suốt cả quá trình. Tóm lại, giá trị hàng hóa được thực hiện khi hàng hóa đó có giá trị trao đổi, giá trị sử dụng của hàng hóa là đúng với quan điểm của Kinh tế chính trị Mác: “Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau”.
Trên đây là tất tần tật những thông tin và câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi giá trị hàng hóa là gì và những vấn đề xoay quanh về nó mà AnfinX tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể tự mình giải đáp hết những thắc mắc liên quan đến giá trị hàng hóa. Đừng quên ghé AnfinX mỗi ngày để được cập nhật những kiến thức hay nhất, mới nhất và bổ ích nhất về kinh tế nhé!