Điểm hòa vốn là khái niệm thường sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Nắm rõ điểm hòa vốn là gì và công thức tính thế nào sẽ giúp chủ cửa hàng đánh giá hiệu quả kinh doanh và đưa ra phương hướng phù hợp nhất.
1. Điểm hòa vốn là gì?
Điểm hòa vốn (Break Even Point - BEP) là chỉ số mà tại đó Tổng doanh thu bằng Tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Điều này đồng nghĩa là khi đạt BEP thì shop không lời cũng không lỗ.
Điểm hòa vốn xuất hiện trong các lĩnh vực tài chính, kinh doanh.
2. Ý nghĩa của điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là chỉ số quan trọng mà các shop online cần xác định nhằm đưa ra mức giá bán sản phẩm phù hợp và dự kiến doanh thu tối thiểu để bù đắp chi phí đã bỏ ra. Qua đó, shop bảo đảm hoạt động kinh doanh ổn định, có lời và lựa chọn hướng kinh doanh tốt nhất.
3. Phân loại điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn bao gồm 2 loại cơ bản:
Điểm hòa vốn kinh tế (hay điểm hòa vốn trước lãi vay): Là cột mốc mà doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí sản xuất, tương đương lợi nhuận trước thuế và lãi vay của shop bằng 0.
Điểm hòa vốn tài chính (hay điểm hòa vốn sau lãi vay): Là điểm mà doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí và lãi phải trả trong kỳ hạn, tương đương lợi nhuận trước thuế bằng 0.
4. Công thức tính điểm hoà vốn
Sau đây là cách tính toán điểm hòa vốn cực đơn giản cho shop tham khảo:
4.1 Cách tính điểm hòa vốn khi shop kinh doanh 1 sản phẩm
Công thức xác định điểm hòa vốn khi shop chỉ bán 1 sản phẩm duy nhất:
BEP = FC / (S - VC)Và công thức tính doanh thu hòa vốn dựa trên điểm hòa vốn khi shop chỉ bán 1 sản phẩm duy nhất là:
Doanh thu hòa vốn = FC / [(S - VC) / S]Trong đó:
BEP: Điểm hòa vốn.
S: Giá bán sản phẩm trên một đơn vị sản phẩm.
FC: Tổng chi phí cố định (như tiền thuê mặt bằng, bảo hiểm, lãi vay, khấu hao tài sản cố định…).
VC: Chi phí biến đổi (như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…).
Ví dụ: Shop dự định kinh doanh sản phẩm A với giá 20.000 VNĐ/sản phẩm. Tổng chi phí cố định mỗi tháng là 5.000.000 VNĐ (bao gồm chi phí lập website, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hiểm, chi phí mua máy in hóa đơn…) và tổng chi phí biến đổi là 15.000 VNĐ/sản phẩm (gồm chi phí cho tất cả các nguyên vật liệu và nhân công).
Ta có:
Điểm hòa vốn BEP = 5.000.000 / (20.000 - 15.000) = 1.000 (sản phẩm).
Doanh thu hòa vốn = 5.000.000 / [(20.000 - 15.000) / 20.000] = 20.000.000 VNĐ/tháng.
Như vậy, muốn trang trải đủ chi phí cho hoạt động kinh doanh, shop phải bán được 1.000 sản phẩm, tương đương 20.000.000 VNĐ mỗi tháng.
4.2 Cách tính điểm hòa vốn khi shop kinh doanh nhiều sản phẩm
Trong trường hợp shop dự kiến bán nhiều mặt hàng khác nhau cùng lúc để cải thiện doanh thu thì hãy tham khảo công thức tính điểm hòa vốn sau đây để đưa ra giá bán và dự trù kinh phí cần bán đúng chuẩn:
Bước 1: Tính lợi nhuận ròng (*) của từng sản phẩm bằng công thức S - VC.
Bước 2: Tính tỷ lệ của mỗi mặt hàng = (Doanh thu sản phẩm : Tổng doanh thu) x 100.
Bước 3: Tính trọng số lợi nhuận ròng của từng sản phẩm = Lợi nhuận ròng x Tỷ lệ mỗi mặt hàng.
Bước 4: Tính điểm hòa vốn BEP = Tổng chi phí cố định : Tổng trọng số lợi nhuận ròng của tất cả sản phẩm.
(*) Lợi nhuận ròng (Net Profit) là số tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế thu nhập.
Ví dụ: Shop kinh doanh hai sản phẩm A và B. Trong đó:
Tổng chi phí cố định là 10.000.000 VNĐ/tháng (bao gồm chi phí nhập hàng, chi phí thuê nhân viên livestream, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hiểm…).
Mỗi sản phẩm A có giá 35.000 VNĐ, với tổng chi phí biến đổi là 20.000 VNĐ (gồm chi phí cho tất cả các nguyên vật liệu và nhân công) và đạt doanh thu 30.000.000 VNĐ/tháng.
Mỗi sản phẩm B có giá 45.000 VNĐ với tổng chi phí biến đổi là 25.000 VNĐ (gồm chi phí cho tất cả các nguyên vật liệu và nhân công) và đạt doanh thu 50.000.000 VNĐ/tháng.
Ta có:
Lợi nhuận ròng của sản phẩm A = 35.000 - 20.000 = 15.000 VNĐ/sản phẩm.
Lợi nhuận ròng của sản phẩm B = 45.000 - 25.000 = 20.000 VNĐ/sản phẩm.
Tỷ lệ của mặt hàng A = (30.000.000 / 80.000.000) x 100 = 37.5 (%).
Tỷ lệ của mặt hàng B = (50.000.000 / 80.000.000) x 100 = 62.5 (%).
Trọng số lợi nhuận ròng của sản phẩm A = 15.000 x 37.5% = 5.625 VNĐ/sản phẩm.
Trọng số lợi nhuận ròng của sản phẩm B = 20.000 x 62.5% = 12.500 VNĐ/sản phẩm.
Điểm hòa vốn BEP = 10.000.000 / (5.625 + 12.500) = 552 (sản phẩm).
Có thể thấy, nếu muốn chi trả đủ chi phí cố định và chi phí biến đổi thì shop cần bán được ít nhất 552 sản phẩm.
5. Khi phân tích điểm hòa vốn, cần chú ý gì?
Dưới đây là những điều quan trọng mà shop mới không thể bỏ qua về điểm hòa vốn BEP:
Xác định chính xác chi phí cố định, chi phí biến đổi: Chi phí cố định và chi phí biến đổi là hai yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến điểm hòa vốn của cửa hàng. Do vậy, chủ shop phải phân loại và tính toán cẩn thận hai khoản phí này để kết quả BEP chuẩn xác nhất.
Điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều sản phẩm không đạt độ chính xác cao: Công thức tính điểm BEP của nhiều sản phẩm phụ thuộc vào giá bán từng sản phẩm và doanh thu thực tế. Tuy nhiên, hai tiêu chí đó có thể thay đổi tùy theo thị trường, số lượng sản phẩm… nên có thể không chính xác tuyệt đối ở mọi thời điểm.
Không nên giả định số lượng sản xuất và số lượng bán ra bằng nhau: Điểm hòa vốn BEP chỉ là con số lý tưởng để shop tham khảo đưa ra số lượng sản phẩm được sản xuất và giá bán dự kiến, đồng thời có sự điều chỉnh thích hợp về sau. Vì khi hoạt động thực tế, shop luôn phải dự trù một khoản hàng tồn kho để có thể vận hành ổn định, tránh thiếu hụt.
Điểm BEP thay đổi theo thời gian: BEP là chỉ số không cố định, có thể thay đổi khi thị trường lạm phát hoặc cung - cầu thay đổi.
Muốn tính toán điểm BEP đúng nhất, chủ shop nên xác định chính xác các yếu tố liên quan như chi phí cố định, chi phí biến đổi, nhu cầu thị trường…
Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp các shop nắm được cách tính điểm hòa vốn chuẩn xác, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Xem thêm
- Chi phí ẩn là gì và các loại chi phí ẩn trong kinh doanh
- Chi phí sản xuất: Làm thế nào để tối ưu chi phí sản xuất?
- Tìm hiểu về doanh số bán hàng là gì?
Bên cạnh tính toán giá bán, xác định doanh thu hòa vốn, một yếu tố quan trọng không kém, góp phần duy trì hoạt động kinh doanh bền vững cho shop là lựa chọn đơn vị giao hàng uy tín. Bởi lẽ, khi khách hàng nhận hàng nhanh, kiện hàng còn nguyên vẹn và phí ship tiết kiệm thì chắc chắn sẽ hài lòng, sẵn sàng đánh giá cao và quay lại mua hàng nhiều lần tiếp theo.
Nếu chưa chọn được đơn vị vận chuyển tin cậy trong những ngày đầu kinh doanh, shop đừng bỏ qua Giao Hàng Nhanh (GHN). Hơn 11 năm qua, GHN không ngừng nỗ lực đưa ra nhiều chính sách để shop “buôn may bán đắt” và mở rộng quy mô nhanh chóng. Cụ thể:
Hỗ trợ shop cải thiện doanh thu: GHN phát triển tính năng Giao 1 phần - Trả 1 phần, giúp người nhận chọn được sản phẩm ưng ý nhanh chóng và người bán có nguồn thu về nhanh, giảm bớt tình trạng hoàn trả hàng.
Hỗ trợ shop tối ưu chi phí: GHN còn cam kết bảng giá tiết kiệm nhất, được thiết kế theo đặc điểm từng shop nhằm giúp shop tối ưu hóa chi phí và có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi vận chuyển để thu hút người mua. Bên cạnh đó, GHN còn cung cấp các ưu đãi khác như miễn phí lấy hàng tận nơi, miễn phí giao lại 3 lần, chính sách Giao Thất Bại - Thu Tiền… tạo điều kiện cho mọi shop, nhất là các shop mới tự tin kinh doanh với mức phí vận chuyển siêu tiết kiệm.
Shop nhanh tay đăng ký tài khoản GHN tại https://sso.ghn.vn/register để có cơ hội trải nghiệm vô vàn tính năng đặc biệt ngay hôm nay nhé!