Trong phân tích cơ bản chứng khoán, chỉ số ROS kết hợp với các chỉ số khác như ROA, ROAA, ROE, ROI sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá về doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau và nhận định xem đó có phải doanh nghiệp tiềm năng, đáng đầu tư hay không. Cùng TOPI tìm hiểu cách tính ROS và ứng dụng ROS trong phân tích chứng khoán chuẩn.
I. Chỉ số ROS là gì?
ROS (Return On Sales) là chỉ số thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của doanh nghiệp. Cho số này cho biết trên mỗi đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hay nói cách khác, lợi nhuận đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên doanh thu.
ROS được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%). Chỉ số ROS càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời cao, làm ăn hiệu quả, lãi nhiều, khả năng phát triển lớn, đáng để đầu tư.
Ví dụ: ROS = 30% có nghĩa là cứ 10 đồng doanh thu thuần sẽ thu về 3 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chỉ số ROS được dùng trong phân tích cơ bản
Doanh thu được dùng để xem xét là doanh thu thuần (đến từ các hoạt động bán hàng và dịch vụ), sau khi đã trừ đi các khoản thuế và toàn bộ chi phí vốn.
Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đã và đang thực hiện quản lý kiểm soát chi tiêu trong kỳ có hiệu quả hay không.
II. Ý nghĩa của ROS trong thị trường chứng khoán
Khi phân tích chứng khoán, các nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị rất chú ý đến chỉ số ROS bởi vì thông qua chỉ số này, nhà đầu tư sẽ biết doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và quản lý có hiệu quả không, có mang lại lợi nhuận tốt hay không…
Lợi tức trả cho cổ đông được trích ra từ lợi nhuận sau thuế, vì vậy nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty luôn kỳ vọng ROS cao để được nhận lại cổ tức cao.
Khi chỉ số ROS qua các kỳ tăng chứng tỏ lợi nhuận của công ty trong tổng doanh thu cũng tăng lên, cổ đông sẽ nhận được nhiều tiền hơn.
Bên cạnh đó, chỉ số ROS cũng giúp đánh giá được doanh nghiệp sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh thế nào. Nếu ROS tăng nhưng cổ tức chi trả cho cổ đông không tăng lên nghĩa là công ty đã sử dụng phần lớn lợi nhuận cho mục đích tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại cổ tức tăng cao hơn mức tăng doanh thu cho thấy doanh nghiệp không tập trung vào việc phát triển hoạt động.
Chỉ số ROS thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, ROS được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản tị chi phí có hiệu quả không để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Trường hợp ROS cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm tốt đồng thời cả việc phát triển thị trường, gia tăng doanh thu và tối ưu các khoản chi phí trong doanh nghiệp, sinh lời tốt, hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS - earn per share) có liên quan trực tiếp đến ROS. ROS càng cao thì eps càng cao, cũng có nghĩa là với mỗi cổ phiếu đang nắm giữ, nhà đầu tư sẽ thu về càng nhiều lợi nhuận.
Một doanh nghiệp có ROS cao nghĩa là hoạt động kinh doanh tốt, đội ngũ lãnh đạo quản trị tốt, tiềm năng sinh lời lớn và có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Vì thế nhà đầu tư chứng khoán sẽ quan tâm và chú ý đến những doanh nghiệp có chỉ số ROS cao.
III. Chức năng của chỉ số ROS
Chức năng chính của ROS là phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không, tỷ suất sinh lời ra sao. Nhà đầu tư có thể phân tích chỉ tiêu ROS của công ty như sau:
- Xem xét ROS âm hay dương:
Trường hợp ROS âm, chứng tỏ doanh nghiệp đang lỗ
Khi ROS dương, doanh nghiệp đang có lãi.
Do giá tị doanh thu thuần luôn là giá trị dương, thế nên ROS âm hay dương sẽ phụ thuộc vào giá trị của lợi nhuận sau thuế. Trường hợp công ty đang trong giai đoạn đầu hoạt động thì doanh thu còn hạn chế, phải gánh nhiều chi phí đầu vào, quản lý, bán hàng, nhà xưởng… thì ROS có thể âm. Nhưng nếu công ty đã hoạt động được một thời gian mà ROS vẫn âm thì cần phải xem xét nguyên nhân.
Doanh nghiệp có ROS cao thường thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư
Thông thường, ROS âm cho thấy doanh nghiệp hoạt động không tốt, trừ khi đây là giai đoạn đầu hoặc chiến lược chiếm lĩnh thị trường.
- Xem xét ROS tăng hay giảm
Cần tính toán và đối chiếu ROS qua các thời kỳ để xem chỉ số này được cải thiện hay giảm dần. Trường hợp ROS giảm mặc dù doanh thu vẫn tăng cho thấy công ty đang chi phí quá nhiều mà không thu lại lợi ích.
ROS bao nhiêu là tốt? Mỗi ngành có một đặc điểm cụ thể, khác nhau về chi phí nên cần so sánh ROS của một công ty với trung bình ngành, so sánh với các công ty hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực, cùng quy mô, cùng mô hình kinh doanh… để có nhận định chính xác nhất.
IV. Cách tính chỉ số ROS đơn giản
Dữ liệu được dùng để tính toán ROS sẽ lấy từ “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” thường kỳ của doanh nghiệp, tại các mục doanh thu thuần, các khoản thu chi, các khoản thuế, nợ phải trả, nợ sau thuế…
Để tính ROS, lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần và nhân với 100%. Công thức tính ROS như sau:
ROS = ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu ) x 100%
Trong đó:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ - Các chi phí và giảm trừ doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ kinh doanh.
Có 2 công thức tính chỉ số ROS của doanh nghiệp
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng công thức sau để tính ROS:
ROS = ( Tổng doanh thu - Tổng chi phí ) / Tổng doanh thu
ROS > 0: Hoạt động kinh doanh có lãi.
ROS < 0: Kinh doanh thua lỗ.
ROS tăng so với kỳ trước: Kinh doanh phát triển tốt.
Không nên áp dụng ROS một cách cứng nhắc mà cần phải xem xét nguyên nhân tăng giảm của ROS đến từ đâu. Cần kết hợp thêm những chỉ số khác để phân tích.
V. Mối liên hệ giữa ROS với chỉ số ROA, ROE và ROI
Ngoài ROS, chúng ta còn dùng các chỉ số ROA, ROI, ROE để nhận định một doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không.
Cả 3 chỉ số này đều liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp (R - Return). Tuy nhiên, ROA và ROE được tính dựa vào tài sản của doanh nghiệp, còn ROS sẽ tính dựa vào kết quả kinh doanh..
ROS tỷ lệ thuận với ROA và ROE
1. Mối liên hệ giữa ROS và ROA
Chỉ số ROA thể hiện mối quan hệ giữa mức sinh lợi của hoạt động kinh doanh so với tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số ROA cho thấy một đồng vốn bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận.
ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
Bạn cũng có thể thay ROA bằng ROAA, tức là thay vì tính tổng tài sản ở đầu kỳ hoặc cuối kỳ thì tính theo tổng tài sản trung bình trong toàn kỳ.
ROA cao cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng, đồng nghĩa với doanh nghiệp quản lý tốt các chi phí, ngược lại ROA giảm thể hiện lợi nhuận thu về thấp hơn mức vốn bỏ ra. Chỉ số ROA tỷ lệ thuận với ROS, sẽ tăng hoặc giảm cùng nhau.
2. Liên hệ giữa ROS và ROE
ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn có thực sự hiệu quả không và cũng thể hiện “sức khỏe” của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Chỉ số ROS và ROE cũng tỉ lệ thuận với nhau. ROS tăng, ROE tăng cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt. ROS giảm, ROE giảm thì cần phải xem xét lại.
3. Sự liên quan giữa ROS với ROI
Hai chỉ số này đôi khi bị nhầm lẫn. ROI là hiệu suất lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại trong khi bản chất của chỉ số ROS thể hiện hiệu suất sinh lời đến từ hoạt động kinh doanh. Hai chỉ số này không có quan hệ với nhau nhưng cùng được nhà đầu tư đưa lên bàn cân xem xét để nhận định hoạt động của một công ty trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Khi ROI > 0 cho thấy chi phí đầu tư < doanh thu bán hàng, cho thấy doanh nghiệp đang thu lời từ khoản tiền đầu tư.
Khi ROI < 0 thể hiện doanh thu < hơn chi phí, doanh nghiệp đang kinh doanh bị lỗ vốn.
Cần so sánh ROS với các công ty cùng ngành, cùng quy mô
VI. Cách đánh giá chỉ số ROS chính xác
Sau khi đã tính được chỉ số ROS của một doanh nghiệp, cần biết cách đánh giá xem chỉ số đó là cao hay thấp, ở mức tốt hay không.
Muốn biết ROS bao nhiêu là tốt cần xem xét tỷ số ROS trung bình của toàn ngành hoặc nhóm ngành, giữa cùng lĩnh vực. Những ngành cần chi phí nhiều sẽ có ROS thấp hơn những ngành có chi phí đầu tư thấp.
Bên cạnh đó, cần nhận định rõ nguyên nhân tăng, giảm của ROS đến từ đâu. ROS tăng do doanh thu tăng, chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận tăng là tốt. Thế nhưng đôi khi ROS âm cũng chưa hẳn là xấu bởi còn phải xem xét chiến lược của công ty. Nếu chiến lược là chiếm lĩnh thị phần thì rox hoàn toàn có thể âm, còn nếu chiến lược tối đa hóa lợi nhuận thì ROS có thể tăng max.
Nếu xét chỉ số ROS độc lập thì một công ty vững mạnh sẽ có ROS > 10%. Thông thường, công ty sẽ cần thời gian hoạt động từ 3 đến 5 năm để có ROS tăng trưởng ổn định. Nếu sau thời gian này, ROS không tăng theo từng ký thì có thể cách tổ chức hay hoạt động kinh doanh không tốt.
Để tìm hiểu một doanh nghiệp có tiềm năng không, nhà đầu tư cần kết hợp nhiều chỉ số khác nhau khi phân tích, đồng thời “nghe ngóng” thông tin từ thị trường. Đừng quên theo dõi TOPI để tìm hiểu những cách phân tích thị trường và đầu tư chứng khoán hiệu quả.