Quản lý chi tiêu là những hoạt động liên quan đến quản lý tiền bạc, sắp xếp thu chi đồng thời lập kế hoạch tiết kiệm dài hạn. Quản lý chi tiêu tốt sẽ giúp bạn điều khiển được dòng tiền, đồng thời làm chủ được tài sản của chính mình và đạt được những mục tiêu dự định trong tương lai. Từ đó, bạn có thể nâng cao mức sống và thoát khỏi những áp lực tài chính.
Quản lý chi tiêu giúp sắp xếp, quản lý tiền bạc hợp lý cho kế hoạch tiết kiệm dài hạn (Nguồn: Internet)
7 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân đạt hiệu quả cao Quy tắc 50/30/20 Nguồn: cafef.com Theo nguyên tắc 50/20/30, thu nhập của bạn sẽ được phân chia vào 3 nhóm ngân sách chính, với tỷ lệ 50% - 20% - 30%, dựa trên các nhu cầu cụ thể:
Nhóm nhu cầu thiết yếu (50% thu nhập): Sử dụng cho các hoạt động cần thiết để sinh sống, học tập, làm việc,...
Nhóm dành cho tiết kiệm (20% thu nhập): Tiết kiệm cho tương lai, trả nợ cũ. Có thể dùng chi phí này để đối phó rủi ro bất ngờ.
Nhóm dành cho mong muốn và sở thích cá nhân (30% thu nhập): Hoạt động giải trí hoặc sở thích cá nhân: mua sắm, tiệc tùng. Khoản chi này có thể hạn chế để bổ sung vào mục tiết kiệm cho tương lai.
Ưu điểm:
Đơn giản, phổ biến, dễ nhớ và dễ quản lý chi tiêu cho người mới bắt đầu Cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm , giúp tích lũy một khoản tiền tiết kiệm cố định để dự phòng cho tương lai.20% cho tiết kiệm là nguyên tắc tích lũy an toàn , ít rủi ro Nhược điểm:
Không phù hợp với người thu nhập thấp hoặc không đều đặn : Vì không đủ tiền để phân bổ chi tiêu cho các mục tiết kiệm và giải trí.Chủ yếu hướng về tiết kiệm : Thiếu khoản đầu tư để phát triển nguồn tiền sẵn có.Nếu một khoản chi nhiều hơn so với phân bổ, các khoản khác buộc phải giảm vì không có đầu tư sinh lời để hỗ trợ .
Nguyên tắc 6 chiếc lọ Nguồn: ocb.com.vn Nguyên tắc 6 chiếc lọ tượng trưng cho 6 phần chi tiêu hàng tháng của mỗi người. Mỗi lọ đều có tên và chức năng riêng biệt nên các nguồn thu nhập theo đó sẽ được phân bổ ngay vào 6 chiếc lọ trên.
Lọ 1 - Nhu cầu cần thiết: (55%): Đây là quỹ tiền bạc sẽ chi trả cho những nhu cầu sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống như tiền nhà, Internet, điện nước,... Chú ý không nên vượt quá 55% thu nhập cho khoản này..
Lọ 2 - Quỹ tự đầu tư: (10%): Bạn có thể tham gia bất kì một kế hoạch đầu tư nào mà bạn muốn như góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, đầu tư khác tạo thu nhập tự động. Khoản này có thể phục vụ đối phó rủi ro bất ngờ: bệnh tật, thất nghiệp,...
Lọ 3 - Quỹ hưởng thụ: (10%): Bạn sẽ chi trả cho những hoạt động vui chơi giải trí của bản thân như mua sắm, du lịch,... Khoản chi này có thể giảm để bổ sung vào tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời.
Lọ 4 - Quỹ tiết kiệm dài hạn: (10%): Quỹ tiết kiệm để phục vụ cho tương lai như mua nhà, mua xe,... Nên mở tài khoản tiết kiệm để quản lý tốt nguồn tiền này.
Lọ 5 - Quỹ giáo dục (10%): Sử dụng vào việc giáo dục, trau dồi thêm bản thân. Bổ sung kiến thức sẽ đem lại công việc và thu nhập tốt hơn trong tương lai.
Giúp đỡ những người xung quanh, từ thiện. Có thể giảm một chút nhưng không được giảm hẳn vì cuộc sống cần sự chia sẻ.
Ưu điểm:
Có khoản tăng thu nhập riêng mà không ảnh hưởng đến chi tiêu khác.Chi tiết các khoản chi tiêu riêng biệt , giảm tình trạng thiếu hụt khi phát sinh khoản chi mới.Cân bằng chi tiêu và tiết kiệm: tránh tình trạng sài tiền quá lãng phí hoặc quá tiết kiệm.Luyện tập tính kỷ luật: các khoản chi rõ ràng từ mục đích và lưu thông.Nhược điểm: Quá nhiều bộ lọc thỉnh thoảng khó quản lý, dễ quên.
Phương pháp bì thư Phương pháp này được áp dụng bằng hình thức chia nguồn thu nhập của bạn thành nhiều “phong bì” khác nhau. Trong mỗi phong bì sẽ là một khoản để chi cho một mục đích cụ thể và phải đảm bảo chi tiêu theo đúng với ngân sách đó. Chi tiết bao gồm:
Lập ngân sách chi tiết các khoản chi. Phân bổ tiền mặt và các phong bì như hoạch định trước đó. Lấy đúng loại phong bì khi cần chi tiêu Nếu một phong bì đã chi tiêu hết, cần đợi đến tháng tiếp theo và không được dùng các phong bì khác. Ưu điểm:
Dễ quản lý bằng tiền mặt, dễ ghi chép chi tiêuĐơn giản , có thể áp dụng cho trẻ em và người lớn tuổi.Phong bì vơi hoặc sắp hết giúp cảnh báo hạn chế chi tiêu Nhược điểm: Ít lưu động do chủ yếu sử dụng tiền mặt.
Phương pháp 10/20/70 Về cơ bản thu nhập của bạn sẽ được phân chia thành 3 khoản như sau:
10% tiết kiệm: Đây số tiền dành cho những quỹ khẩn cấp và các tài khoản tiết kiệm dài hạn.20% phát triển bản thân: Số tiền này dùng để đầu tư cho bản thân (học tập, công việc, quan hệ xã hội,...)70% nhu cầu cơ bản: Số tiền dành cho các chi tiêu hằng ngày trong đó có cả tiền ăn chơi, giải trí,...Ưu điểm:
Đơn giản, dễ thực hiện cho người mới Có thể tiết kiệm ít nhất từ 10%/tháng dù đang phải trả nợ. Không cần phải theo dõi thường xuyên quá nhiều các khoản chi Nhược điểm: Không phân loại các chi phí nên khó quản lý.
Học cách tiết kiệm ngay khi có thu nhập Với phương pháp này bạn chỉ cần chia thành 2 nhóm, thứ nhất là tiền tiết kiệm và thứ 2 là tiền chi tiêu. Mấu chốt ở đây là trước khi chi tiêu bạn sẽ phải trích ra một số tiền, tối thiểu là 10% số tiền thu nhập của bạn để cho vào quỹ tiết kiệm. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể chi tiêu thoải mái số tiền còn lại mà không cần đắn đo gì.
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ sử dụng và ít tốn kém thời gian Tiêu sài thoải mái mà vẫn có ít nhất 10% tiết kiệm Khoản tiết kiệm là nguồn tiền an toàn, ít rủi ro. Nhược điểm:
Không có nguồn tiền đầu tư sinh lời mỗi ngày Có thể dẫn đến mất kiểm soát chi tiêu nếu không theo dõi thường xuyên Xem thêm: Làm sao để có tiền?
Phương pháp Kakeibo Nhật Bản Kakeibo là cuốn sổ ghi chép với mục đích chính là giúp quản lý và cân đối chi tiêu trong gia đình Nhật Bản. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi tại các nước khác để tối ưu quá trình kiểm soát chi tiêu để đạt những mục đích quan trọng khác:
Ghi chép cụ thể tất cả các khoản chắc chắn phải chi trong một tháng. Ước tính một khoản tiết kiệm dài hạn và chắc chắn kỉ luật với dố tiền đó. Chia khoản tiền thành nhiều nhóm, ghi chép trong sổ và cắt giảm bất cứ khoản chi không cần thiết. Ưu điểm:
Đơn giản, ai cũng có thể thực hiện. Các khoản chi không cần thiết được loại bỏ nên tiết kiệm được nhiều hơn. Cam kết theo ngân sách đặt ra giúp kiểm soát tốt chi tiêu. Nhược điểm:
Nếu không có tính kỉ luật cao, mục tiêu khó được hoàn thành đúng như mong đợi. Phương pháp quản lý tài chính 9-1 của người Do Thái Quy tắc 9-1 là chi phí không vượt quá 90% tổng thu nhập. Nếu kiên trì bền bỉ thực hiện đúng như mục tiêu đã đề ra thì không những thoát nghèo mà còn có tài sản để dành cho riêng mình. “Đừng bao giờ coi thường đồng tiền mình dành dụm” là bài học làm giàu không của riêng ai.
Ưu điểm:
Đơn giản, ai cũng có thể thực hiện. Cam kết theo ngân sách đặt ra giúp kiểm soát tốt chi tiêu. Nhược điểm: Cần phải có tính kỷ luật cao
Để tiền sinh lời mỗi ngày cùng ZaloPay với “Số Dư Sinh Lời” Sinh lời từ chính nguồn tiền chi tiêu hằng tháng, tại sao không? Một trong những giải pháp đầu tư sinh lời từ chính nguồn tiền đợi chi hằng tháng được yêu thích nhất hiện nay chính là “Số Dư Sinh Lời” trên ZaloPay. Sản phẩm này mang lại những lợi ích đáng kể như:
Với số tiền ban đầu chỉ từ 10.000 đồng, bạn đã có thể tham gia đầu tư cùng mức sinh lời lên đến 4.2%/năm. Tiền trong “Số Dư Sinh Lời” có thể được dùng để thanh toán các hóa đơn và sử dụng dịch vụ trên ZaloPay. 100% tiền gửi của khách hàng đều được ủy thác cho Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ ACB (ACBC) để gửi tiết kiệm tại các ngân hàng uy tín của Việt Nam như: VPBank, Bản Việt, ACB... mà không mang đi đầu tư vào các sản phẩm gây rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ quỹ, đảm bảo an toàn cho người dùng. Xem thêm: Cách kiếm nguồn thu nhập thụ động
Hướng dẫn đăng ký “Số Dư Sinh Lời”qua ứng dụng ZaloPay: Bước 1: Truy cập “Số Dư Sinh Lời” từ thanh số dư hoặc chọn biểu tượng Số dư sinh lời trên ZaloPayBước 2: Nhập số tiền mong muốn để bắt đầu tích lũy và Xác nhận đồng ý với nội dung hợp đồng đăng ký “Số Dư Sinh Lời”Bước 3: Bổ sung các thông tin đăng ký tài khoản (nếu cần) và tiếp tục nạp tiềnBước 4: Kiểm tra kết quả đăng ký mở “Số Dư Sinh Lời” và giao dịch nạp tiền.Xem thêm: Hướng dẫn nạp, rút tiền và nguyên tắc tính lời của “Số Dư Sinh Lời”
Đến đây, ZaloPay hy vọng rằng câu hỏi: “Tại sao cần quản lý chi tiêu?” của nhiều người đã được giải đáp. Là người trẻ, hãy học cách xây dựng kế hoạch tài chính và bắt đầu áp dụng các phương pháp quản lý chi tiêu ngay hôm nay!